Phật dạy về tác hại của lời nói dối
Đức Phật dạy, nói dối chia làm 4 loại: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt.
Đây là 4 loại nói dối khiến bản thân mỗi người tạo gây nghiệp ác. Chính những cách nói này là tội ác mà người nói khiến cho những người xung quanh bị hại hay xa lánh. Vì thế, cần phải tránh xa.
Trong 66 điều Đức Phật dạy con người thì Người luôn răn dạy rất nhiều về lời nói dối: Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy? Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình. Người nói dối sẽ phải tự gánh chịu mọi điều.
Đức Phật dạy, nói dối chia làm 4 loại: vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Đây là 4 loại nói dối khiến bản thân mỗi người tạo gây nghiệp ác. Chính những cách nói này là tội ác mà người nói khiến cho những người xung quanh bị hại hay xa lánh. Vì thế, cần phải tránh xa.
Người hay nói dối, dù chỉ để đùa vui cũng tạo ra nghiệp ác. Họ khiến nhiều người không tin tưởng, dễ bị xếp vào hạng người lừa lọc, không đạo đức. Cũng có những người do bản thân khiếp nhược, không bản lĩnh, nên khi bị ai đó ép buộc đã phải nói dối. Họ nói không đúng sự thật khi bị người xấu ép khai khống, hoặc đổ tại ai đó. Việc làm đó khiến những người bị họ khai mắc họa. Cả những người hay nói dối không ác ý mà chỉ có tính đùa vui cũng gây ra nghiệp quả không tốt, vì nó làm cho họ quen với thói xấu ấy và khiến mọi người xung quanh không tin vào lời nói của họ nữa, dù đôi khi họ nói thật. Ví dụ: một anh chàng thích trêu đùa người khác. Anh hay nói dối, kiểu như mình bị xe đụng, nhà cháy, mất tiền… để mọi người tin và hốt hoảng. Thế rồi có lần nhà anh cháy thật, khi đi nhờ mọi người giúp thì không ai chịu đi. Ngôi nhà bị cháy hoàn toàn chỉ vì anh đã nói dối quá nhiều.
Hay có những người vì hám danh, thích địa vị nên cứ khoe khoang. Họ nói dối để khiến người khác nghĩ mình tài giỏi, thông minh, hơn người… nhưng đó là sự giả tạo. Đây là nghiệp ác tự tạo, chỉ vì sở thích hám danh đem lại.
Và theo kinh Phật, nếu người nào nói dối mình đã chứng Thánh mà chưa có thì mắc tội đại vọng ngữ, sẽ bị đọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Đó là những tội ác mà cá nhân nào làm phải nhận lãnh.
Lời Đức Phật dạy về việc nói dối:
1. Nói dối không có lợi
Hệ thống thần kinh của chúng ta có sự liên quan chặt chẽ đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Mọi hoạt động, suy nghĩ, ý thức, cảm giác và xúc cảm của chúng ta đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân. Nói đơn giản hơn là cơ thể của bạn sẽ hành động theo những gì bạn suy nghĩ.
Khi nói dối, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, áy náy hay nói chung là stress về một vấn đề nào đó. Lúc này cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều loại hoóc môn khác nhau như cortisol và norepinephrine. Cortisol sẽ làm giảm thiểu sự sản sinh chất endorphins (hoóc môn hạnh phúc) trong cơ thể, làm tăng lượng đường trong máu và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Chất norepinephrine sẽ kích thích nhịp tim đập nhanh và dẫn đến bệnh cao huyết áp. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khoa học còn cho rằng, những người thường xuyên nói dối thường hay lo âu, suy nhược về thể chất lẫn tinh thần và dễ dẫn đến các chứng bệnh viêm loét, đau đầu, mất ngủ hay paranoia (chứng hoang tưởng bộ phận).
2. Nói dối sẽ đem lại nhiều tác hại
Nói dối là một thói xấu và là một căn bệnh của con người ngày nay. Nói dối cũng chính là sự không trung thực, hành động đó dần sẽ làm cho con người không sống thực với chính bản thân mình, làm mất đi lý trí và sẽ sống trong sự giả dối của chính lương tâm.
Một khi đã nói dối quen miệng sẽ trở thành cái tật rất khó diệt trừ. Nói dối mà người ta biết được thì kể như mình bị cô lập, không còn ai muốn thân cận với mình, nghĩa là nói dối sẽ làm cho uy tín mình không còn nữa.
Ðối với đạo Phật, nói dối tai hại trên nhiều mặt: Đầu tiên, nói dối ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hội. Nói dối phá hoại sự ổn định đó. Con người chỉ có thể sống chung với nhau trong một bầu không khí tin cậy lẫn nhau, tin cậy rằng, trong giao tiếp, mọi người đều nói thật. Nếu mọi người đều nói dối, thì đó là dấu hiệu của xã hội giải thể và tan rã.
Thứ hai, trên bình diện cá nhân, nói dối có tác dụng tai hại là phản ứng dây chuyền. Nghĩa là, lời nói dối này kéo theo lời nói dối khác rồi một lời nói dối khác nữa, còn nghiêm trọng hơn, cho tới khi bản thân mình cũng bị bao bọc bởi tấm màn dối trá do mình tạo ra.
Một con người như thế ngày càng tách rời xa đích giải thoát và giác ngộ, ngày càng sa đọa vào vòng tội lỗi, khó gỡ ra được. Một người đã sống không thật với người khác, và với bản thân mình, thì sẽ không bao giờ tìm tới sự thật, chứ đừng nói chứng ngộ sự thật.
Ngày xưa khi Đức Phật dạy La Hầu La lấy một cái chậu dựng nước để Đức Phật rửa chân. La Hầu La vâng theo lời Phật dạy và bưng vào một chậu nước trong sạch. Khi Đức Phật rửa chân xong liền bảo La Hầu La:
– Nước rửa chân này có dùng uống được không?
La Hầu La thưa:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, nước rửa chân này không thể dùng để uống được.
Đức Phật dạy:
– Người nói dối cũng như nước rửa chân không thể dùng uống được.
Đức Phật dạy tiếp:
– Này La Hầu La hãy đem chậu nước đổ đi.
La Hầu La làm theo lời Phật dạy và đem chậu vào.
Đức Phật hỏi:
– Cái chậu này có thể dùng đựng cơm ăn được không?
La Hầu La trả lời:
– Bạch Thế Tôn cái chậu này không thể dùng đựng cơm ăn được.
Đức Phật dạy:
– Người nói dối cũng như cái chậu đựng nước rửa chân không thể nào dùng được.
Bởi vậy, người phạm giới nói dối thì không bao giờ tu chứng đạo.
Nhưng có những trường hợp người nói dối để cứu người hay vật thì không phạm tội. Trong kinh có kể chuyện tiền thân Đức Phật là một vị Sa Môn, đang ngồi thiền trong rừng. Khi nhà vua và quân lính đi săn, đuổi theo con nai, đến chỗ Đức Phật thì mất dấu. Họ đến hỏi vị tỳ kheo: “Ông có thấy con nai chạy về hướng nào không? Vị thầy tu lẳng lặng, không nói. Quân lính nổi giận la hét và lôi thầy tu đến trước mặt nhà vua. Vua lập lại câu hỏi trên thì thầy ấy đáp như sau: ‘Thưa Đại Vương, tôi là kẻ tu hành, giữ gìn giới luật thì không được nói dối và cũng không được sát sanh. Nếu tôi nói không thấy là tôi nói dối, và phạm tội khi quân. Nếu tôi nói thật để Đại Vương giết con nai thì tôi phạm giới sát sanh. Xin Đại Vương tha thứ và cho tôi miễn trả lời câu hỏi này. Nếu Đại Vương bắt tội thì tôi sẵn sàng chịu chết chứ không thể nào trả lời cho Đại Vương được”.
Kinh ‘Mười điều lành’ dạy: “Người không nói dối được tám điều lợi ích” như sau:
1. Được thế gian kính phục.
2. Lời nói nào cũng đúng lý, được người, trời kính yêu.
3. Miệng thường thơm sạch, nói ra có mùi thơm, như hoa ưu bát la.
4. Thường dùng lời êm ái, an ủi chúng sanh.
5. Được hưởng lạc thú như ý nguyện, và ba nghiệp đều trong sạch.
6. Lời nói không buồn giận, mà còn tỏ ra vui vẻ.
7. Lời nói tôn trọng, được người trời đều vâng theo.
8. Trí tuệ thù thắng, không ai hơn.
Các tin tức khác
Đại lễ Vu Lan: Tình thâm báo hiếu
Lễ Vu Lan, hay còn gọi là lễ Báo hiếu, là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và đã trở thành nét đẹp văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Lễ này thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Đại lễ Vu Lan: Tiếng lòng báo hiếu chan hòa
Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, giữa muôn vàn sự vật, sự việc, có một tình cảm thiêng liêng mà mỗi chúng ta đều được ban tặng, đó chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử sâu nặng như biển cả, bao la như bầu trời, nuôi dưỡng chúng ta từ những mầm sống đầu tiên cho đến khi trưởng thành. Và để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, Phật giáo đã thiết lập một ngày lễ vô cùng ý nghĩa, đó chính là Đại lễ Vu Lan.
Không khí ấm áp tại lễ phát thưởng học sinh giỏi tại Chùa Thanh Tâm- Bình Chánh năm 2024
Trong không khí trang nghiêm và ấm áp của ngôi chùa Thanh Tâm, sáng ngày 23 tháng 6 năm 2024, một sự kiện ý nghĩa đã diễn ra: Lễ phát thưởng học sinh giỏi năm học 2023 – 2024. Buổi lễ không chỉ là dịp để tôn vinh thành tích học tập của các em mà còn là lời khích lệ tinh thần học hỏi, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ.
Chùa Linh Sơn Bửu Thiền – Núi Thị Vải
Núi Thị Vải trước kia có tên gọi là “Nữ Tăng sơn” – tục danh núi Bà Vải, ở địa phận huyện Long Thành. Xưa có gia đình người con gái họ Lê giàu có , sau khi cha mẹ mất mới lấy chồng. Nhưng không bao lâu chồng bà lại mất, bà thề không tái giá. Kẻ cường hào có thế lực cậy mai mối thường đến quấy nhiễu bà. Bà bèn cạo đầu, lập một cái am ở đỉnh núi tự làm thầy cả, cùng bọn đồng bộc giữ lòng tu trì, sau được thành chánh quả, nên người ta nhân đó lấy tên bà đặt làm tên núi đó!
Ngày 2-5-1802 (Nhâm Tuất), Khi Nguyễn Ánh lên ngôi và đặt niên hiệu là Gia Long (1802-1820), Triều Nguyễn được dựng lên kể từ đó.
Khi ở ngôi trị vì, nhớ ơn thời lưu lạc, được sự giúp đỡ tận tình từ Ni Sư Diệu Thiện, theo sách sử ghi lại Ni Sư Diệu Thiện, thế danh là Lê Thị Nữ, chính là người đầu tiên tu trên đỉnh núi này, vì vậy mà vua đã sắc phong Ni sư là Linh Sơn Thánh Mẫu, thảo am được sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự và đặt tên núi là Thị Vải để tạ ơn, tức là một người phụ nữ ở chùa tu tập, sớm hôm chuyên cần công phu công quả. Cho nên đây cũng được gọi là núi Nữ Tăng.
Chung tay khơi dậy niềm đam mê học tập – Lễ phát thưởng học sinh giỏi tại chùa Thanh Tâm năm 2024
Chùa Thanh Tâm trân trọng thông báo đến quý phụ huynh và các em học sinh về lễ phát thưởng khuyến khích tinh thần học tập cho các em học sinh giỏi trong năm học 2023 – 2024.
Chương trình do Đạo tràng Tâm Như Hạnh tổ chức phối hợp cùng chùa Thanh Tâm.
Khóa Tu Thanh Niên Tìm Về Linh Sơn Lần 3 – Nơi thanh lọc tâm hồn và kết nối thanh niên Phật tử
Với tinh thần hướng thiện và mong muốn góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ cho thế hệ trẻ, Đạo Tràng Tâm Như Hạnh đã đồng hành cùng Ban tổ chức Khóa Tu Thanh Niên Tìm Về Linh Sơn lần thứ 3, diễn ra tại Chùa Linh Sơn Bửu Thiền, Núi Thị Vải vào hai ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2024.
“Vang Tiếng Kinh cầu”, Đạo Tràng Tâm Như Hạnh góp phần lan tỏa giá trị hiếu đạo
Sự kiện Đạo tràng Tâm Như Hạnh tham gia Pháp hội Vang tiếng Kinh cầu tại Chùa Diêm Phụng, Huế vào ngày 21/6/2017 nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Lễ Bông hồng cài áo là một hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần hiếu đạo và lòng tri ân đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Hành trình tâm linh cùng bé yêu: Khám phá ý nghĩa Tắm Phật
Chào mừng các bạn nhỏ và quý Phật tử
Mùa Phật Đản linh thiêng đã về, lòng người hân hoan hướng về cội nguồn Phật pháp. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến đấng Từ bi Thích Ca Mâu Ni Phật, vị tổ khai sáng Phật giáo, đồng thời gieo vào lòng các bé những hạt mầm thiện lành, hướng các bé đến những giá trị đạo đức cao đẹp.
Thiền Sahaja Yoga Đông Nam Á: Giảm căng thẳng bằng âm nhạc
Ngày 1 tháng 11 năm 2023, đoàn nhạc Thiền Đông Nam Á đã tổ chức buổi biểu diễn tại Công ty TNHH MTV Nội Thất Gỗ Sồi Lâm Hoàng Phát, mang đến cho cán bộ nhân viên cơ hội trải nghiệm thiền định và giảm căng thẳng bằng âm nhạc.