Để có sự nghiệp vững vàng

Nhân quả là quy luật tồn tại khách quan trong cuộc sống, không do bất cứ một ai tạo dựng.

Đức Phật là người phát hiện ra quy luật nhân quả nhưng không phải là người tạo dựng ra luật nhân quả. Khi một người hiểu và tin vào luật nhân quả thì người đó sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Và nếu chúng ta ý thức một cách sâu sắc về quy luật nhân quả, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm có thể xẩy ra.

  1. Khi mình thành công bất kỳ việc gì cũng đừng tự hào, vì theo nhân quả, tự hào điều gì, sau đó sẽ mất điều đó luôn. Ví dụ, tự hào mình đẹp, hoặc tài giỏi, một khoảng thời gian nào đó sẽ hết đẹp, hết tài giỏi.
  2. Khi thành công điều gì chớ khởi tâm kiêu mạn, thầm cho là tài giỏi hơn người đó chính là hành động tự đốt phước của mình. Do vậy để giữ phước thì chớ kiêu mạn, coi thường người khác. Người có tâm coi thường, khinh rẻ người khác là người tự chuốc lấy thất bại trong trường đời.
  3. Đối với người tu là luôn luôn kiểm soát tâm mình để sửa chữa, khắc phục lỗi lầm của mình, để khi nhìn bên ngoài không còn lời nói, không còn cử chỉ sai lầm, sống hoà hợp thân thiện với mọi người, được rất nhiều người khen ngợi, ngưỡng mộ… thì hãy cẩn thận trước lời khen của mọi người.

Lời khen của mọi người là tốt, nhận lời khen, cảm ơn lời khen rất chân thành, xong đừng vui sướng trước lời khen đó, mà phải buông luôn, không chấp giữ lời khen để ngấm ngầm vui sướng. Bởi vì:
Khi khởi tâm vui sướng trước lời khen của mọi người, bản ngã sẽ lớn mạnh, làm hao tổn công đức tu tập, đường tu sẽ bị chặn lại.

Đối với người không tu, chưa biết phật pháp, khi được khen quá sung sướng cũng tăng cái tôi, tăng kiêu mạn, sẽ làm tổn phước cực kỳ. Với người có trí tuệ, họ không thích khen, không thích phô trương là vì lẽ đó.

Cuộc sống kín đáo âm thầm sẽ cho con người có thêm sức mạnh để chiến thắng trong đường đời!

Phật Quang

Các tin tức khác



Đại lễ Vu Lan: Tình thâm báo hiếu

Lễ Vu Lan, hay còn gọi là lễ Báo hiếu, là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và đã trở thành nét đẹp văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Lễ này thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.


Đại lễ Vu Lan: Tiếng lòng báo hiếu chan hòa

Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, giữa muôn vàn sự vật, sự việc, có một tình cảm thiêng liêng mà mỗi chúng ta đều được ban tặng, đó chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử sâu nặng như biển cả, bao la như bầu trời, nuôi dưỡng chúng ta từ những mầm sống đầu tiên cho đến khi trưởng thành. Và để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, Phật giáo đã thiết lập một ngày lễ vô cùng ý nghĩa, đó chính là Đại lễ Vu Lan.


Không khí ấm áp tại lễ phát thưởng học sinh giỏi tại Chùa Thanh Tâm- Bình Chánh năm 2024

Trong không khí trang nghiêm và ấm áp của ngôi chùa Thanh Tâm, sáng ngày 23 tháng 6 năm 2024, một sự kiện ý nghĩa đã diễn ra: Lễ phát thưởng học sinh giỏi năm học 2023 – 2024. Buổi lễ không chỉ là dịp để tôn vinh thành tích học tập của các em mà còn là lời khích lệ tinh thần học hỏi, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ.


Chùa Linh Sơn Bửu Thiền – Núi Thị Vải

Núi Thị Vải trước kia có tên gọi là “Nữ Tăng sơn” – tục danh núi Bà Vải, ở địa phận huyện Long Thành. Xưa có gia đình người con gái họ Lê giàu có ,  sau khi cha mẹ mất mới lấy chồng. Nhưng không bao lâu chồng bà lại mất, bà thề không tái giá. Kẻ cường hào có thế lực cậy mai mối thường đến quấy nhiễu bà. Bà bèn cạo đầu, lập một cái am ở đỉnh núi tự làm thầy cả, cùng bọn đồng bộc giữ lòng tu trì, sau được thành chánh quả, nên người ta nhân đó lấy tên bà đặt làm tên núi đó!

Ngày 2-5-1802 (Nhâm Tuất), Khi Nguyễn Ánh lên ngôi và đặt niên hiệu là Gia Long (1802-1820), Triều Nguyễn được dựng lên kể từ đó.

Khi ở ngôi trị vì, nhớ ơn thời lưu lạc, được sự giúp đỡ tận tình từ Ni Sư Diệu Thiện, theo sách sử ghi lại Ni Sư Diệu Thiện, thế danh là Lê Thị Nữ, chính là người đầu tiên tu trên đỉnh núi này, vì vậy mà vua đã sắc phong Ni sư là Linh Sơn Thánh Mẫu,  thảo am được sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự và đặt tên núi là Thị Vải để tạ ơn, tức là một người phụ nữ ở chùa tu tập, sớm hôm chuyên cần công phu công quả.                Cho nên đây cũng được gọi là núi Nữ Tăng.


Chung tay khơi dậy niềm đam mê học tập – Lễ phát thưởng học sinh giỏi tại chùa Thanh Tâm năm 2024

Chùa Thanh Tâm trân trọng thông báo đến quý phụ huynh và các em học sinh về lễ phát thưởng khuyến khích tinh thần học tập cho các em học sinh giỏi trong năm học 2023 – 2024.

Chương trình do Đạo tràng Tâm Như Hạnh tổ chức phối hợp cùng chùa Thanh Tâm.


Khóa Tu Thanh Niên Tìm Về Linh Sơn Lần 3 – Nơi thanh lọc tâm hồn và kết nối thanh niên Phật tử

Với tinh thần hướng thiện và mong muốn góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ cho thế hệ trẻ, Đạo Tràng Tâm Như Hạnh đã đồng hành cùng Ban tổ chức Khóa Tu Thanh Niên Tìm Về Linh Sơn lần thứ 3, diễn ra tại Chùa Linh Sơn Bửu Thiền, Núi Thị Vải vào hai ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2024.



“Vang Tiếng Kinh cầu”, Đạo Tràng Tâm Như Hạnh góp phần lan tỏa giá trị hiếu đạo

Sự kiện Đạo tràng Tâm Như Hạnh tham gia Pháp hội Vang tiếng Kinh cầu tại Chùa Diêm Phụng, Huế vào ngày 21/6/2017 nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Lễ Bông hồng cài áo là một hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần hiếu đạo và lòng tri ân đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.


Hành trình tâm linh cùng bé yêu: Khám phá ý nghĩa Tắm Phật

Chào mừng các bạn nhỏ và quý Phật tử

Mùa Phật Đản linh thiêng đã về, lòng người hân hoan hướng về cội nguồn Phật pháp. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến đấng Từ bi Thích Ca Mâu Ni Phật, vị tổ khai sáng Phật giáo, đồng thời gieo vào lòng các bé những hạt mầm thiện lành, hướng các bé đến những giá trị đạo đức cao đẹp.


Thiền Sahaja Yoga Đông Nam Á: Giảm căng thẳng bằng âm nhạc

Ngày 1 tháng 11 năm 2023, đoàn nhạc Thiền Đông Nam Á đã tổ chức buổi biểu diễn tại Công ty TNHH MTV Nội Thất Gỗ Sồi Lâm Hoàng Phát, mang đến cho cán bộ nhân viên cơ hội trải nghiệm thiền định và giảm căng thẳng bằng âm nhạc.