7 Nghề không có hậu
Những nghề nghiệp dưới đây là những nghề nghiệp độc ác, nghề không có hậu, giết hại chúng sinh và gây khổ đau bệnh tật cho muôn người, nếu cố theo đuổi thì sớm muộn cũng sẽ nhận quả báo.
Luật nhân quả sẽ không tha thứ một ai, nếu ai đã làm điều ác thì phải hứng lấy hậu quả tương xứng. Nhân quả có thế đến sớm, cũng có thể đến muộn và khi nó đến thì có hối hận cũng không kịp, lúc đó có kêu trời cũng vô dụng.
Vì biết rất rõ nhân quả thiện ác, Đức Phật thường ngăn cấm không cho người cư sĩ hành các nghề nghiệp ác để thoát ra khỏi cảnh khổ đau, sống an vui hạnh phúc.
Với những người làm nghề xấu dưới đây, quả báo chắc chắn sẽ đến, chỉ là sớm hay muộn và con cháu họ đời đời kiếp kiếp cũng phải chịu khổ theo.
1. Buôn bán người
Buôn bán người, dùng người làm hàng hóa trao đổi, lừa gạt người khác, buôn bán nội tạng người, … là một trong những nghề không có hậu nhất, gây ác nghiệp nhất theo lời Phật dạy.
Ai làm việc này thường dùng thế lực, tiền bạc, vật chất ép buộc, lừa gạt người có hoàn cảnh khó khăn, khiến họ khuynh gia bại sản, gia đình tan nát.
Làm nghề buôn người sẽ dẫn tới kết cục bi thảm. Nếu bị bắt sẽ phải nhận án tù chung thân, tử hình khiến người nhà đau khổ, nhục nhã, bị người đời chửi rủa, sống không yên thân.
Người làm nghề buôn bán người kiếp này sống trong đau khổ, giày xéo lương tâm, kiếp sau không được đầu thai, mãi chỉ là linh hồn lang bạt.
Đây là loại người chỉ vì ham danh lợi, ham mấy đồng tiền trước mắt mà bất chấp hậu quả, nhân quả báo ứng là điều không thể tránh khỏi
2. Săn bắn
Về mặt tâm linh, săn bắn cũng chính là sát sinh, giết hại cầm thú, muôn loài. Từng có “nhân chứng sống” ở Phú Thọ kể về câu chuyện khó ai tin nổi.
Người này cho biết, ông không bao giờ nghĩ rằng đó là lần cuối cùng ông nổ súng bắn khỉ. Hôm đó ông gặp may, vừa đến cửa rừng đã nghe tiếng rào rào của đàn khỉ chuyền cành. Sau tiếng súng, đàn khỉ bỏ chạy tán loạn để lại trên mặt đất con khỉ cái trúng đạn và chú khỉ con mới sinh bám chặt trên lưng.
Dường như biết mình không qua khỏi, khỉ mẹ cuống quýt vạch vú nhét vào miệng con, đồng thời vơ vội mấy chiếc lá khô vắt sữa từ bầu vú bên kia xuống như muốn để dành. Ông Hồng đứng chết lặng nhìn khỉ mẹ thể hiện tình mẫu tử. Cảm giác ân hận, chua xót tràn ngập trong lòng.
Cây súng trên tay tuột xuống đất lúc nào ông cũng không hay. Hôm đó người thợ săn lão luyện về bản không phải với con thú trúng đạn mà là con khỉ nhỏ luôn miệng kêu gào trên tay.
Tự sát quyên sinh, nghiệp chướng đời đời, từ đó, ông không bao giờ đi săn nữa. Bản án lương tâm đã khiến ông phải thay đổi suy nghĩ về nghề nghiệp của mình. Ngay đến cả con vật còn thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng như thế, con người huống chi phải tạo thêm nghiệp để nhận cái kết đắng cay?
3. Đồ tể, giết hại, buôn bán thịt sống, thịt chín
Những người làm nghề sát sinh, giết hại động vật, gia súc, gia cầm, buôn bán thịt sống, thịt chín cho người khác cũng là nghề không có hậu, đánh mất tâm từ bi.
Sách viết: Vào đời Thanh, ở huyện Đào Khê (Trung Quốc) có một kẻ nổi tiếng chuyên môn mổ thịt trâu đem bán là Phạm Đăng Sơn. Cả đời y giết hại không biết bao nhiêu con trâu vừa đem bán, vừa để ăn.
Một hôm trên trời bỗng nhiên mây đen tích tụ lại, trời đất tối sầm, rồi mưa gió nổi lên dữ dội, sấm chớp vang rền. Ngay lúc ấy, Phạm Đăng Sơn bị sét đánh trúng nhưng không chết, mặt mày cháy lém, da thịt cuộn lại, đau đớn rên la, kêu rống lên rất thê thảm, hai mắt đẫm nước mắt trợn lên như sắp lồi ra ngoài.
Do lửa đốt, da thịt nứt nẻ, anh ta dùng tay cạo những chỗ thịt bị rã nát, vò lại rồi bỏ thẳng vào miệng vừa ăn vừa nói: “Thịt trâu ngon quá”. Chừng vài tháng sau, Phạm Đăng Sơn tắt thở. Những người chứng kiến cảnh ấy đều thấy lạnh xương sống nên biết rằng đó là sự báo ứng của nghiệp sát sinh.
Người làm nghề này gọi là đồ tể, ngày ngày tay nhuốm máu thì sẽ có cuộc sống không được yên ổn, hay ngủ mơ thấy điềm xấu, tâm lý không yên.
4. Cho vay nặng lãi
Cho vay nặng lãi là nghề không tạo phúc đức. Thông thường chỉ những người lâm vào bước đường cùng mới chọn cách này để giải quyết khó khăn.
Lợi dụng điểm yếu của người đi vay, chủ nợ cho vay tiền với mức lãi đắt “cắt cổ”, lãi mẹ đẻ lãi con, chẳng khác nào “hút máu” người đi vay, khiến họ như bị dồn vào đường cùng, thậm chí có thể bỏ mạng vì không trả nợ được.
Do đó, người làm nghề này sẽ sớm gặp quả báo, mất hết tiền bạc, bị bắt giam, ngồi tù, … thậm chí kiếp sau sẽ trở thành con nợ của người khác, bị hành hạ tới chết.
5. Sản xuất, buôn bán rượu bia và các sản phẩm gây nghiện
Rượu bia và các sản phẩm gây nghiện là nguyên nhân sinh ra các tội lỗi, làm mất giống trí tuệ. Nhiều người gây ra tội lỗi, thậm chí phạm đến tội ngũ nghịch, thập ác trên thế gian này đều do sử dụng các thứ gây nghiện quá độ, sinh hôn mê mà tạo thành.
Chẳng những đối với những việc công đức pháp lành cần phải làm, họ đã không chịu làm, mà chính những công đức pháp lành họ đã tạo trước đây cũng bị mất hẳn, để rồi trọn ngày thân tâm điên đảo, không biết làm việc gì.
Còn đối với các thứ gây nghiện như ma túy hay game, để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, có người đã phải đi cướp của, giết người hoặc tự hủy hoại thân thể mình đến chết.
6. Buôn bán hàng hóa độc hại, kém vệ sinh
Hiện nay, hàng hóa và thực phẩm có chứa chất độc hại, tiêm chất kích thích, kém vệ sinh bán tràn lan trên thị trường chẳng khác nào hãm hại, đầu độc người khác. Khi sử dụng những thứ này, người tiêu dùng có thể mắc các bệnh liên quan tới hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, … và đặc biệt là ung thư.
Làm nghề này sẽ sớm nhận được quả báo nặng nề, nhẹ thì mắc bệnh, nặng thì bị bắt vào tù, phạt tiền…
7. Bán hàng đa cấp bằng chiêu trò lừa đảo
Bán hàng đa cấp cũng là nghề mang đến nghiệp báo. Không phải tất cả mô hình bán hàng đa cấp là xấu nhưng có nhiều nơi sử dụng chiêu trò để bán hàng (lừa đảo) là nghề xấu. Họ lợi dụng lòng tin của người khác để buôn bán những đồ dùng có giá đắt đỏ mà chất lượng không tốt.
Đồng thời, họ còn dụ dỗ người khác gia nhập, tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp để hưởng hoa hồng, ăn chia lợi nhuận, … Thực tế, đây đều là những hành vi sai trái, sử dụng người lao động không đúng luật. Những người này sẽ bị mọi người khinh thường, xa lánh, …
Tựu chung lại:
Có muôn vàn nghề nghiệp trên thế gian này nhưng giết hại chúng sinh hay làm khổ người khác, buôn bán những thứ độc hại, … đều là những nghề không có hậu, sẽ nghiễm nhiên mang tội nặng.
Những người này đều vì mục đích kiếm tiền chăm lo cho bản thân, gia đình nhưng lại làm giàu trên nỗi đau của muôn người muôn vật thì không thể chấp nhận được.
Nhân quả là đạo luật công bằng, con người làm ra việc xấu chắc chắn sẽ phải chịu quả báo nặng nề. Do đó, hãy cân nhắc trước khi làm bất cứ việc gì để không phải hối hận về một KIẾP LÀM NGƯỜI!
Các tin tức khác
Đại lễ Vu Lan: Tình thâm báo hiếu
Lễ Vu Lan, hay còn gọi là lễ Báo hiếu, là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và đã trở thành nét đẹp văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Lễ này thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Đại lễ Vu Lan: Tiếng lòng báo hiếu chan hòa
Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, giữa muôn vàn sự vật, sự việc, có một tình cảm thiêng liêng mà mỗi chúng ta đều được ban tặng, đó chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử sâu nặng như biển cả, bao la như bầu trời, nuôi dưỡng chúng ta từ những mầm sống đầu tiên cho đến khi trưởng thành. Và để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, Phật giáo đã thiết lập một ngày lễ vô cùng ý nghĩa, đó chính là Đại lễ Vu Lan.
Không khí ấm áp tại lễ phát thưởng học sinh giỏi tại Chùa Thanh Tâm- Bình Chánh năm 2024
Trong không khí trang nghiêm và ấm áp của ngôi chùa Thanh Tâm, sáng ngày 23 tháng 6 năm 2024, một sự kiện ý nghĩa đã diễn ra: Lễ phát thưởng học sinh giỏi năm học 2023 – 2024. Buổi lễ không chỉ là dịp để tôn vinh thành tích học tập của các em mà còn là lời khích lệ tinh thần học hỏi, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ.
Chùa Linh Sơn Bửu Thiền – Núi Thị Vải
Núi Thị Vải trước kia có tên gọi là “Nữ Tăng sơn” – tục danh núi Bà Vải, ở địa phận huyện Long Thành. Xưa có gia đình người con gái họ Lê giàu có , sau khi cha mẹ mất mới lấy chồng. Nhưng không bao lâu chồng bà lại mất, bà thề không tái giá. Kẻ cường hào có thế lực cậy mai mối thường đến quấy nhiễu bà. Bà bèn cạo đầu, lập một cái am ở đỉnh núi tự làm thầy cả, cùng bọn đồng bộc giữ lòng tu trì, sau được thành chánh quả, nên người ta nhân đó lấy tên bà đặt làm tên núi đó!
Ngày 2-5-1802 (Nhâm Tuất), Khi Nguyễn Ánh lên ngôi và đặt niên hiệu là Gia Long (1802-1820), Triều Nguyễn được dựng lên kể từ đó.
Khi ở ngôi trị vì, nhớ ơn thời lưu lạc, được sự giúp đỡ tận tình từ Ni Sư Diệu Thiện, theo sách sử ghi lại Ni Sư Diệu Thiện, thế danh là Lê Thị Nữ, chính là người đầu tiên tu trên đỉnh núi này, vì vậy mà vua đã sắc phong Ni sư là Linh Sơn Thánh Mẫu, thảo am được sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự và đặt tên núi là Thị Vải để tạ ơn, tức là một người phụ nữ ở chùa tu tập, sớm hôm chuyên cần công phu công quả. Cho nên đây cũng được gọi là núi Nữ Tăng.
Chung tay khơi dậy niềm đam mê học tập – Lễ phát thưởng học sinh giỏi tại chùa Thanh Tâm năm 2024
Chùa Thanh Tâm trân trọng thông báo đến quý phụ huynh và các em học sinh về lễ phát thưởng khuyến khích tinh thần học tập cho các em học sinh giỏi trong năm học 2023 – 2024.
Chương trình do Đạo tràng Tâm Như Hạnh tổ chức phối hợp cùng chùa Thanh Tâm.
Khóa Tu Thanh Niên Tìm Về Linh Sơn Lần 3 – Nơi thanh lọc tâm hồn và kết nối thanh niên Phật tử
Với tinh thần hướng thiện và mong muốn góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ cho thế hệ trẻ, Đạo Tràng Tâm Như Hạnh đã đồng hành cùng Ban tổ chức Khóa Tu Thanh Niên Tìm Về Linh Sơn lần thứ 3, diễn ra tại Chùa Linh Sơn Bửu Thiền, Núi Thị Vải vào hai ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2024.
“Vang Tiếng Kinh cầu”, Đạo Tràng Tâm Như Hạnh góp phần lan tỏa giá trị hiếu đạo
Sự kiện Đạo tràng Tâm Như Hạnh tham gia Pháp hội Vang tiếng Kinh cầu tại Chùa Diêm Phụng, Huế vào ngày 21/6/2017 nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Lễ Bông hồng cài áo là một hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần hiếu đạo và lòng tri ân đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Hành trình tâm linh cùng bé yêu: Khám phá ý nghĩa Tắm Phật
Chào mừng các bạn nhỏ và quý Phật tử
Mùa Phật Đản linh thiêng đã về, lòng người hân hoan hướng về cội nguồn Phật pháp. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến đấng Từ bi Thích Ca Mâu Ni Phật, vị tổ khai sáng Phật giáo, đồng thời gieo vào lòng các bé những hạt mầm thiện lành, hướng các bé đến những giá trị đạo đức cao đẹp.
Thiền Sahaja Yoga Đông Nam Á: Giảm căng thẳng bằng âm nhạc
Ngày 1 tháng 11 năm 2023, đoàn nhạc Thiền Đông Nam Á đã tổ chức buổi biểu diễn tại Công ty TNHH MTV Nội Thất Gỗ Sồi Lâm Hoàng Phát, mang đến cho cán bộ nhân viên cơ hội trải nghiệm thiền định và giảm căng thẳng bằng âm nhạc.