10 Câu chuyện ý nghĩa
Đôi lúc trong cuộc sống bạn cần phải nhìn mọi thứ theo nhiều hướng khác nhau để dễ dàng thích nghi với mọi sự thay đổi xung quanh bạn, những câu chuyện sau đây sẽ giúp bạn nhìn mọi thứ theo hướng tốt hơn. Và cũng nên là những câu chuyện trong quá trình dạy dỗ các bé.
Câu chuyện thứ nhất:
Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Người bố phê: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo nói: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới”.
Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.
Câu chuyện thứ hai:
Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: “Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát”, bố hỏi: “Tại sao con chắc như thế?”, con trai trả lời: “Vì không nghe tiếng mẹ la”.
Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.
Câu chuyện thứ ba:
Người ăn mày nói: “Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?”, người qua đường trả lời: “Nhưng tôi chỉ có năm trăm”, người ăn mày bảo: “Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé”.
Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.
Câu chuyện thứ tư:
Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: “Cẩn thận, coi chừng khét!”, “Sao em bỏ ít muối thế?, “Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi”. Người vợ bưc bội: “Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!”.
Người chồng mỉm cười: “Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải”.
Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
Câu chuyện thứ năm:
A nói với B: “Khu nhà tôi vừa dọn về có một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm”. B hỏi: “Thế anh có báo cảnh sát không?”. A trả lời: “Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone”.
Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.
Câu chuyện thứ sáu:
Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
Người cha ôn tồn đáp lại:– Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
– Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!
Con người thường có thái độ “ghen ăn tức ở”, khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và “đẳng cấp” của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!
Câu chuyện thứ bảy:
Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu “Kỳ hoa dị thảo” lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: “Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp”. Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: “Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế”.
Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.
Câu chuyện thứ tám:
Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: “Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!”.
Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.
Câu chuyện thứ chín:
Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn.
Bức tranh ấy lúc nãy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: “Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?”. Người chồng quay sang nhìn vợ: “Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh”.
Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.
Câu chuyện thứ mười:
Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
– Em không nghe thầy gọi tên à?
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
– Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!
Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.
-ST-
Các tin tức khác
Đại lễ Vu Lan: Tình thâm báo hiếu
Lễ Vu Lan, hay còn gọi là lễ Báo hiếu, là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và đã trở thành nét đẹp văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Lễ này thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Đại lễ Vu Lan: Tiếng lòng báo hiếu chan hòa
Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, giữa muôn vàn sự vật, sự việc, có một tình cảm thiêng liêng mà mỗi chúng ta đều được ban tặng, đó chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử sâu nặng như biển cả, bao la như bầu trời, nuôi dưỡng chúng ta từ những mầm sống đầu tiên cho đến khi trưởng thành. Và để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, Phật giáo đã thiết lập một ngày lễ vô cùng ý nghĩa, đó chính là Đại lễ Vu Lan.
Không khí ấm áp tại lễ phát thưởng học sinh giỏi tại Chùa Thanh Tâm- Bình Chánh năm 2024
Trong không khí trang nghiêm và ấm áp của ngôi chùa Thanh Tâm, sáng ngày 23 tháng 6 năm 2024, một sự kiện ý nghĩa đã diễn ra: Lễ phát thưởng học sinh giỏi năm học 2023 – 2024. Buổi lễ không chỉ là dịp để tôn vinh thành tích học tập của các em mà còn là lời khích lệ tinh thần học hỏi, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ.
Chùa Linh Sơn Bửu Thiền – Núi Thị Vải
Núi Thị Vải trước kia có tên gọi là “Nữ Tăng sơn” – tục danh núi Bà Vải, ở địa phận huyện Long Thành. Xưa có gia đình người con gái họ Lê giàu có , sau khi cha mẹ mất mới lấy chồng. Nhưng không bao lâu chồng bà lại mất, bà thề không tái giá. Kẻ cường hào có thế lực cậy mai mối thường đến quấy nhiễu bà. Bà bèn cạo đầu, lập một cái am ở đỉnh núi tự làm thầy cả, cùng bọn đồng bộc giữ lòng tu trì, sau được thành chánh quả, nên người ta nhân đó lấy tên bà đặt làm tên núi đó!
Ngày 2-5-1802 (Nhâm Tuất), Khi Nguyễn Ánh lên ngôi và đặt niên hiệu là Gia Long (1802-1820), Triều Nguyễn được dựng lên kể từ đó.
Khi ở ngôi trị vì, nhớ ơn thời lưu lạc, được sự giúp đỡ tận tình từ Ni Sư Diệu Thiện, theo sách sử ghi lại Ni Sư Diệu Thiện, thế danh là Lê Thị Nữ, chính là người đầu tiên tu trên đỉnh núi này, vì vậy mà vua đã sắc phong Ni sư là Linh Sơn Thánh Mẫu, thảo am được sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự và đặt tên núi là Thị Vải để tạ ơn, tức là một người phụ nữ ở chùa tu tập, sớm hôm chuyên cần công phu công quả. Cho nên đây cũng được gọi là núi Nữ Tăng.
Chung tay khơi dậy niềm đam mê học tập – Lễ phát thưởng học sinh giỏi tại chùa Thanh Tâm năm 2024
Chùa Thanh Tâm trân trọng thông báo đến quý phụ huynh và các em học sinh về lễ phát thưởng khuyến khích tinh thần học tập cho các em học sinh giỏi trong năm học 2023 – 2024.
Chương trình do Đạo tràng Tâm Như Hạnh tổ chức phối hợp cùng chùa Thanh Tâm.
Khóa Tu Thanh Niên Tìm Về Linh Sơn Lần 3 – Nơi thanh lọc tâm hồn và kết nối thanh niên Phật tử
Với tinh thần hướng thiện và mong muốn góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ cho thế hệ trẻ, Đạo Tràng Tâm Như Hạnh đã đồng hành cùng Ban tổ chức Khóa Tu Thanh Niên Tìm Về Linh Sơn lần thứ 3, diễn ra tại Chùa Linh Sơn Bửu Thiền, Núi Thị Vải vào hai ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2024.
“Vang Tiếng Kinh cầu”, Đạo Tràng Tâm Như Hạnh góp phần lan tỏa giá trị hiếu đạo
Sự kiện Đạo tràng Tâm Như Hạnh tham gia Pháp hội Vang tiếng Kinh cầu tại Chùa Diêm Phụng, Huế vào ngày 21/6/2017 nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Lễ Bông hồng cài áo là một hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần hiếu đạo và lòng tri ân đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Hành trình tâm linh cùng bé yêu: Khám phá ý nghĩa Tắm Phật
Chào mừng các bạn nhỏ và quý Phật tử
Mùa Phật Đản linh thiêng đã về, lòng người hân hoan hướng về cội nguồn Phật pháp. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến đấng Từ bi Thích Ca Mâu Ni Phật, vị tổ khai sáng Phật giáo, đồng thời gieo vào lòng các bé những hạt mầm thiện lành, hướng các bé đến những giá trị đạo đức cao đẹp.
Thiền Sahaja Yoga Đông Nam Á: Giảm căng thẳng bằng âm nhạc
Ngày 1 tháng 11 năm 2023, đoàn nhạc Thiền Đông Nam Á đã tổ chức buổi biểu diễn tại Công ty TNHH MTV Nội Thất Gỗ Sồi Lâm Hoàng Phát, mang đến cho cán bộ nhân viên cơ hội trải nghiệm thiền định và giảm căng thẳng bằng âm nhạc.