7 Nghề không có hậu

Những nghề nghiệp dưới đây là những nghề nghiệp độc ác, nghề không có hậu, giết hại chúng sinh và gây khổ đau bệnh tật cho muôn người, nếu cố theo đuổi thì sớm muộn cũng sẽ nhận quả báo.

Luật nhân quả sẽ không tha thứ một ai, nếu ai đã làm điều ác thì phải hứng lấy hậu quả tương xứng. Nhân quả có thế đến sớm, cũng có thể đến muộn và khi nó đến thì có hối hận cũng không kịp, lúc đó có kêu trời cũng vô dụng.

Vì biết rất rõ nhân quả thiện ác, Đức Phật thường ngăn cấm không cho người cư sĩ hành các nghề nghiệp ác để thoát ra khỏi cảnh khổ đau, sống an vui hạnh phúc.

Với những người làm nghề xấu dưới đây, quả báo chắc chắn sẽ đến, chỉ là sớm hay muộn và con cháu họ đời đời kiếp kiếp cũng phải chịu khổ theo.

1. Buôn bán người

 Buôn bán người, dùng người làm hàng hóa trao đổi, lừa gạt người khác, buôn bán nội tạng người, … là một trong những nghề không có hậu nhất, gây ác nghiệp nhất theo lời Phật dạy.

Ai làm việc này thường dùng thế lực, tiền bạc, vật chất ép buộc, lừa gạt người có hoàn cảnh khó khăn, khiến họ khuynh gia bại sản, gia đình tan nát. 

Làm nghề buôn người sẽ dẫn tới kết cục bi thảm. Nếu bị bắt sẽ phải nhận án tù chung thân, tử hình khiến người nhà đau khổ, nhục nhã, bị người đời chửi rủa, sống không yên thân.

Người làm nghề buôn bán người kiếp này sống trong đau khổ, giày xéo lương tâm, kiếp sau không được đầu thai, mãi chỉ là linh hồn lang bạt.

Đây là loại người chỉ vì ham danh lợi, ham mấy đồng tiền trước mắt mà bất chấp hậu quả, nhân quả báo ứng là điều không thể tránh khỏi

2. Săn bắn

Về mặt tâm linh, săn bắn cũng chính là sát sinh, giết hại cầm thú, muôn loài. Từng có “nhân chứng sống” ở Phú Thọ kể về câu chuyện khó ai tin nổi. 

Người này cho biết, ông không bao giờ nghĩ rằng đó là lần cuối cùng ông nổ súng bắn khỉ. Hôm đó ông gặp may, vừa đến cửa rừng đã nghe tiếng rào rào của đàn khỉ chuyền cành. Sau tiếng súng, đàn khỉ bỏ chạy tán loạn để lại trên mặt đất con khỉ cái trúng đạn và chú khỉ con mới sinh bám chặt trên lưng. 

Dường như biết mình không qua khỏi, khỉ mẹ cuống quýt vạch vú nhét vào miệng con, đồng thời vơ vội mấy chiếc lá khô vắt sữa từ bầu vú bên kia xuống như muốn để dành. Ông Hồng đứng chết lặng nhìn khỉ mẹ thể hiện tình mẫu tử. Cảm giác ân hận, chua xót tràn ngập trong lòng. 

Cây súng trên tay tuột xuống đất lúc nào ông cũng không hay. Hôm đó người thợ săn lão luyện về bản không phải với con thú trúng đạn mà là con khỉ nhỏ luôn miệng kêu gào trên tay.

Tự sát quyên sinh, nghiệp chướng đời đời, từ đó, ông không bao giờ đi săn nữa. Bản án lương tâm đã khiến ông phải thay đổi suy nghĩ về nghề nghiệp của mình. Ngay đến cả con vật còn thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng như thế, con người huống chi phải tạo thêm nghiệp để nhận cái kết đắng cay?

3. Đồ tể, giết hại, buôn bán thịt sống, thịt chín

Những người làm nghề sát sinh, giết hại động vật, gia súc, gia cầm, buôn bán thịt sống, thịt chín cho người khác cũng là nghề không có hậu, đánh mất tâm từ bi. 

Sách viết: Vào đời Thanh, ở huyện Đào Khê (Trung Quốc) có một kẻ nổi tiếng chuyên môn mổ thịt trâu đem bán là Phạm Đăng Sơn. Cả đời y giết hại không biết bao nhiêu con trâu vừa đem bán, vừa để ăn.

Một hôm trên trời bỗng nhiên mây đen tích tụ lại, trời đất tối sầm, rồi mưa gió nổi lên dữ dội, sấm chớp vang rền. Ngay lúc ấy, Phạm Đăng Sơn bị sét đánh trúng nhưng không chết, mặt mày cháy lém, da thịt cuộn lại, đau đớn rên la, kêu rống lên rất thê thảm, hai mắt đẫm nước mắt trợn lên như sắp lồi ra ngoài.

Do lửa đốt, da thịt nứt nẻ, anh ta dùng tay cạo những chỗ thịt bị rã nát, vò lại rồi bỏ thẳng vào miệng vừa ăn vừa nói: “Thịt trâu ngon quá”. Chừng vài tháng sau, Phạm Đăng Sơn tắt thở. Những người chứng kiến cảnh ấy đều thấy lạnh xương sống nên biết rằng đó là sự báo ứng của nghiệp sát sinh.

Người làm nghề này gọi là đồ tể, ngày ngày tay nhuốm máu thì sẽ có cuộc sống không được yên ổn, hay ngủ mơ thấy điềm xấu, tâm lý không yên.


 4. Cho vay nặng lãi

Cho vay nặng lãi là nghề không tạo phúc đức. Thông thường chỉ những người lâm vào bước đường cùng mới chọn cách này để giải quyết khó khăn. 

Lợi dụng điểm yếu của người đi vay, chủ nợ cho vay tiền với mức lãi đắt “cắt cổ”, lãi mẹ đẻ lãi con, chẳng khác nào “hút máu” người đi vay, khiến họ như bị dồn vào đường cùng, thậm chí có thể bỏ mạng vì không trả nợ được.

Do đó, người làm nghề này sẽ sớm gặp quả báo, mất hết tiền bạc, bị bắt giam, ngồi tù, … thậm chí kiếp sau sẽ trở thành con nợ của người khác, bị hành hạ tới chết.

5. Sản xuất, buôn bán rượu bia và các sản phẩm gây nghiện

Rượu bia và các sản phẩm gây nghiện là nguyên nhân sinh ra các tội lỗi, làm mất giống trí tuệ. Nhiều người gây ra tội lỗi, thậm chí phạm đến tội ngũ nghịch, thập ác trên thế gian này đều do sử dụng các thứ gây nghiện quá độ, sinh hôn mê mà tạo thành. 

Chẳng những đối với những việc công đức pháp lành cần phải làm, họ đã không chịu làm, mà chính những công đức pháp lành họ đã tạo trước đây cũng bị mất hẳn, để rồi trọn ngày thân tâm điên đảo, không biết làm việc gì.

Còn đối với các thứ gây nghiện như ma túy hay game, để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, có người đã phải đi cướp của, giết người hoặc tự hủy hoại thân thể mình đến chết.

6. Buôn bán hàng hóa độc hại, kém vệ sinh

Hiện nay, hàng hóa và thực phẩm có chứa chất độc hại, tiêm chất kích thích, kém vệ sinh bán tràn lan trên thị trường chẳng khác nào hãm hại, đầu độc người khác. Khi sử dụng những thứ này, người tiêu dùng có thể mắc các bệnh liên quan tới hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, … và đặc biệt là ung thư. 

Làm nghề này sẽ sớm nhận được quả báo nặng nề, nhẹ thì mắc bệnh, nặng thì bị bắt vào tù, phạt tiền…

7. Bán hàng đa cấp bằng chiêu trò lừa đảo

Bán hàng đa cấp cũng là nghề mang đến nghiệp báo. Không phải tất cả mô hình bán hàng đa cấp là xấu nhưng có nhiều nơi sử dụng chiêu trò để bán hàng (lừa đảo) là nghề xấu. Họ lợi dụng lòng tin của người khác để buôn bán những đồ dùng có giá đắt đỏ mà chất lượng không tốt.

Đồng thời, họ còn dụ dỗ người khác gia nhập, tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp để hưởng hoa hồng, ăn chia lợi nhuận, … Thực tế, đây đều là những hành vi sai trái, sử dụng người lao động không đúng luật. Những người này sẽ bị mọi người khinh thường, xa lánh, …

Tựu chung lại:

Có muôn vàn nghề nghiệp trên thế gian này nhưng giết hại chúng sinh hay làm khổ người khác, buôn bán những thứ độc hại, … đều là những nghề không có hậu, sẽ nghiễm nhiên mang tội nặng.
Những người này đều vì mục đích kiếm tiền chăm lo cho bản thân, gia đình nhưng lại làm giàu trên nỗi đau của muôn người muôn vật thì không thể chấp nhận được.

Nhân quả là đạo luật công bằng, con người làm ra việc xấu chắc chắn sẽ phải chịu quả báo nặng nề. Do đó, hãy cân nhắc trước khi làm bất cứ việc gì để không phải hối hận về một KIẾP LÀM NGƯỜI!

Các tin tức khác

ĐĐ. THÍCH TRÍ HUỆ CHIA SẺ PHÁP THOẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỚI CHỦ ĐỀ “SỰ CẦN THIẾT CỦA PHẬT PHÁP TRONG DOANH NGHIỆP”

Thượng tọa Thích Trí Huệ, Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Pháp Tạng (TP.HCM), đã có nhiều buổi chia sẻ pháp thoại tại các doanh nghiệp trong thời gian qua với chủ đề “Sự cần thiết của Phật pháp trong doanh nghiệp”.


Tiễn biệt Nhạc sĩ Giác An – Một đời cống hiến cho âm nhạc Phật giáo
iễn biệt Nhạc sĩ Giác An – Một đời cống hiến cho âm nhạc Phật giáo
Nhạc sĩ Giác An, tên thật là Nguyễn Quốc Thái, đã từ trần vào ngày 11 tháng 5 năm 2024, hưởng thọ 70 tuổi. Ông là một nhạc sĩ Phật giáo nổi tiếng với hơn 200 ca khúc ca ngợi đời sống tâm linh và đạo Phật.
Sự ra đi của ông là một mất mát to lớn cho nền âm nhạc Phật giáo Việt Nam. Ông đã để lại một di sản âm nhạc đồ sộ với những ca khúc mang âm hưởng nhẹ nhàng, da diết, thấm đẫm tình yêu thương và lòng từ bi.

Thái tử Tất Đạt Đa – Người gieo mầm giác ngộ cho nhân thế

Thái Tử Tất Đạt Đa – Vị tổ sư của Phật giáo
Thái Tử Tất Đạt Đa, còn được biết đến với danh xưng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là người đã sáng lập ra Phật giáo, một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 500 triệu tín đồ.


Lòng Từ Bi Của Đức Phật – Vầng Mặt Trời Soi Sáng Con Đường Giác Ngộ

Như vầng trăng thanh tao soi sáng màn đêm, lòng từ bi của Đức Phật rạng ngời, xua tan màn sương vô minh, dẫn dắt chúng sinh trên con đường giác ngộ. Lòng từ bi ấy tựa suối nguồn mát lành, tưới tắm tâm hồn khô cằn, mang đến sự an lạc và thanh tịnh cho mọi chúng sinh.


Bí quyết quản lý chi tiêu gia đình: Hạnh phúc từ lời Phật dạy

Giữa bộn bề cuộc sống, làm sao để vun vén tổ ấm hạnh phúc mà không lo lắng về tài chính?


Ánh sáng Từ Bi: Ý nghĩa thâm sâu của Nghi thức thả đèn hoa đăng trong Phật Giáo

Dưới góc nhìn Phật giáo, nghi thức thả đèn hoa đăng không chỉ mang vẻ đẹp lung linh huyền ảo mà còn ẩn chứa những tầng ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và triết lý.


Lợi ích của việc ăn chay theo quan điểm Phật Giáo – Thức tỉnh lòng từ bi và thanh lọc tâm hồn

Trong Phật giáo, việc ăn chay không chỉ đơn thuần là một chế độ ăn uống, mà còn là một hành trình tu tập hướng đến sự giác ngộ. Ăn chay thể hiện lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, giúp con người rèn luyện tâm tính và thanh lọc thân tâm.


Biểu tượng Đản sinh Đức Phật: Dấu ấn giác ngộ viên mãn

Dưới tán Bồ đề linh thiêng, Thái tử Tất Đạt Đa chào đời trong ánh hào quang rực rỡ, mang theo sứ mệnh cao cả giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ. Hình ảnh Đản sinh của Ngài, với những chi tiết phi thường, đã trở thành biểu tượng thiêng liêng trong Phật giáo, ẩn chứa những tầng ý nghĩa sâu sắc về con đường giác ngộ.


Phóng sinh – Lan tỏa yêu thương, gieo mầm thiện quả – Kỷ niệm Phật đản 2024

Tâm từ bi rộng mở, gieo mầm thiện quả

Nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak 2024, lòng từ bi hân hoan lan tỏa khắp chốn, khơi dậy trong mỗi Phật tử mong muốn gieo trồng thiện hạnh, hồi hướng công đức. Phóng sinh – hành động cao đẹp, thể hiện lòng từ bi đối với muôn loài, chính là cơ hội để mỗi người cùng chung tay vun đắp thiện duyên, gieo mầm cho những điều tốt đẹp trong tương lai.


Thanh Tẩy Tâm Hồn, Hướng Đến Giác Ngộ: Lễ Mộc Dục

Dưới bầu trời tháng Tư thanh bình, tiếng chuông Chùa ngân nga vang vọng như lời chào đón những tâm hồn tìm về chốn thanh tịnh. Lễ Mộc Dục, nghi thức thiêng liêng truyền thống, một lần nữa được diễn ra trang nghiêm tại các tự viện Phật giáo trên khắp Việt Nam, thu hút đông đảo Phật tử và du khách tham gia.


Tìm hiểu Về Lễ Phật Đản và Ý nghĩa của Đại Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản, hay còn được gọi là Đại Lễ Vesak, là một trong những ngày Lễ quan trọng nhất của Phật giáo, được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người Phật tử tưởng nhớ về ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị tổ sư sáng lập ra Phật giáo.


Tiếng chuông Chùa ngân vang – Khúc ca tụng mừng Đại Lễ Phật Đản Sinh 2024

Năm Mậu Thìn 2024, tiếng chuông chùa lại ngân vang thanh thoát, báo hiệu mùa Phật Đản linh thiêng đã về. Dưới tán bồ đề rợp bóng mát, những âm thanh vi diệu như lời gọi mời thanh tịnh, đưa ta về cõi giới thanh tịnh của Đại Lễ Vesak – ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh.