Công đức ý nghĩa

Công Ty Nội Thất Gỗ Sồi Lâm Hoàng Phát kỷ niệm 6 năm thành lập 19/5/2011 – 19/5/2017 & mừng đại lễ phật đản pl.2561 – al.13/4/2017C

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Thế nào gọi là phóng sinh?

Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống.

Nên biết chân lý: “Có nợ phải trả, có tội phải báo.” Xét lại tự thân mình đã tạo biết bao nghiệp giết hại, chẳng tránh khỏi phải khủng hoảng, xấu hổ, thật không đất dung chứa! Sao có thể không tự mình kịp thời sám hối, cố gắng phóng sinh, hầu mong đền trả nợ nần trong muôn một! Việc phóng sinh có thể trưởng dưỡng tấm lòng từ bi của mình. Nên khởi lòng bi mẫn phóng sinh, xem sinh mạng của loài vật như sinh mạng của chính mình. Được vậy thì sẽ chẳng cuồng vọng, điên đảo nữa; sẽ chẳng tạo nghiệp giết hại nữa; sẽ chẳng thiếu món nợ sát sinh nữa; nên chẳng phải luân hồi thọ báo nữa.

Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.

Phóng sinh có những công đức gì?

Công đức phóng sinh rộng lớn vô biên, không thể tính đếm. Nay xin nói đại lược như sau:

1. Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát. 2. Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh tật.
3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp các tai nạn.
4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng. 5. Chỗ mong cầu được toại nguyện.

6. Công việc làm ăn phát triển, hưng thạnh, gặp nhiều thuận lợi.
7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hỷ.
8. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn, sầu não.
9. Vui hưởng an lành, quanh năm đều được an ổn.
10. Tái sinh về cõi trời, hưởng phước vô cùng. Nếu có tu Tịnh độ thì được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc.

Ý NGHĨA LỄ TẮM PHẬT

Nguồn gốc của lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích đức Phật đản sinh, Tương truyền khi Phật giáng sinh, có chín vị rồng tới phun nước tắm rửa cho Ngài. Cùng với nước là hương hoa do các vị trời rơi xuống làm thanh tịnh thân Phật.

Về sau Ấn Ðộ, các tự viện thường hay để tượng một vị Phật sơ sinh, mỗi ngày tín đồ có thể tới viếng chùa và lấy nước rưới lên mình Phật như là một hành động tẩy trừ sự ô nhiễm nơi thân Phật, cũng như thân mình. Về sau không rõ đích xác nguyên do gì truyền thống này lần lần cải biến.

Ở Trung Hoa, vào đời Ðường, đời Tống, tắm Phật là một pháp hội rất lông trọng, mỗi năm được tổ chức một lần vào ngày Phật đản sinh. Nhất là ở Nhật Bản, vào khoảng năm 840, niên hiệu Thừa Hòa thứ bảy trở về sau, mỗi năm nhằm vào ngày tám tháng tư lễ tắm Phật được cử hành vô cùng trang nghiêm trong hoàng cung. Vì vậy, ở Trung Hoa, Nhật Bản, Ðại Hàn, Việt Nam, lễ Phật đản là một ngày vô cùng quan trọng được gọi là Phật Sinh Hội, Dục Phật Hội, Quán Phật Hội, đều là chỉ vào nghi thức tắm Phật cử hành trong ngày ấy.

Lý do nghi thức tắm Phật được tín đồ Phật giáo tôn trọng và cung kính thực hành hàng năm vì nó là một phương pháp rất hay để người tu phản tỉnh. Phương pháp tắm Phật thì rất giản dị: bạn lên trước tượng vị Phật sơ sinh đặt giữa một bồn nước, thông thường là nước pha trộn bởi các vị hương thơm như nước thơm chiên đàn hương bạch đàn hương, uất đàn hương, long não, xạ hương, tử chiên đàn, đinh hương, v.v…

Bạn quỳ xuống đảnh lễ ba lạy để bày tỏ lòng thành kính và khiêm cung đối với vị Phật sơ sinh. Bạn cũng có thể cúng dường hương hoa, phẩm vật, để bày tỏ lòng kính mộ của mình. Xong bạn dùng một cái muỗng múc nước hương thơm, từ từ rưới lên thân mình Phật ba lần.

Mỗi khi tắm Phật như vậy, bạn cần quán tưởng rằng thân Phật cũng ví như là thân tâm của mình vậy. Ba muỗng nước rưới lên thân Phật, sẽ gội rửa ba nghiệp ác do thân, miệng và ý của mình tạo ra.

Nếu nước hương thơm là thứ dùng để tắm thân Phật, thì Phật pháp là thứ mà bạn phải dùng để tẩy rửa cấu bẩn của hành động, suy nghĩ và lời nói. Nhưng điều tuyệt diệu là vị Phật sơ sinh trước kia được tắm, vốn là một em bé thanh tịnh vô nhiễm; sau khi tắm xong, bụi trần gội sạch, em bé đó trở về lại với sự vô nhiễm thanh tịnh sẵn có. Cũng vậy, hành động, lời nói và suy nghĩ của kẻ phàm chúng ta trãi qua bao kiếp, tích tập vô số thói hư tật xấu, tà kiến ác hạnh, ngu si chấp trước, khiến ta ở trong vòng mê mờ vẩn đục; song bản tánh xưa nay của chúng ta chưa hề bị ô nhiễm, hệt như vị Phật sơ sinh thanh tịnh vô cấu.

Nếu dùng Phật Pháp như nước tẩy, tắm gội tam nghiệp, tức là nếu ta sửa đổi thói hư tật xấu, xả trừ chấp trước, minh tâm kiến tánh, thì ta sẽ khôi phục lại được thể tánh thanh tịnh sẵn có xưa nay. Bởi vậy điều then chốt trong lễ tắm Phật là ta phải hết sức thành tâm, tụ thần chú ý, tâm niệm sáng suốt, thì nghi thức tắm Phật sẽ là một phương tiện xảo thù thắng để ta tiêu trừ nghiệp chướng chấp trước.

Ðể giúp cho sự tập trung chuyên nhất của thân khẩu ý, đồng thời biến sự tắm Phật thành sự tẩy trừ nghiệp chướng, chư Tổ khi xưa đã khuyên dạy ta đọc câu chú sau đây: Án, đi sa đi sa, xăng che, sô pô hô. Với câu chú này, nếu ta thành tâm tụng niệm sẽ làm tâm ta không khởi vọng tưởng, dẹp trừ phiền não, và do đó tự nhiên an tịnh siêu nhiên.

Ý NGHĨA LỄ PHẬT ĐẢN

Người Phật tử dù xuất gia hay tại gia đều cần có ý thức sáng tỏ về trách nhiệm của mình đối với các sinh hoạt lễ hội văn hóa nói chung và lễ hội Phật đản nói riêng. Vì có mối quan hệ giữa sự tổ chức lễ hội với sự phát triển Phật pháp.

Ý nghĩa Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản là một trong những lễ hội quan trọng của Phật giáo, cũng như mọi tôn giáo khác, ngày sinh của đấng giáo chủ luôn tạo động lực cao nhất cho sự thực hành hành vi tôn giáo . Đối với người Phật tử, lễ Phật đản là cơ hội ôn lại cuộc đời của Đức Phật nhằm khích lệ nghị lực của người con Phật trên lộ trình tu tập.

Là dịp cho người Phật tử bày tỏ lòng thành tín của mình đối với bậc giáo chủ vẹn toàn và đầy uy đức. Sự tôn vinh đức Phật, một lần nữa tô đậm lên dòng sông tâm thức dấu ấn tôn kính và phục tùng của người tín đồ, không để cho hình ảnh của Phật phai mờ trong tâm trí.

Biểu tượng Đản sinh

Biểu tượng Đức Phật đản sinh của đạo Phật rất đặc biệt : Một Thái tử sơ sinh đi bảy bước trên hoa sen, một tay chỉ trời một tay chỉ đất, nói câu : “Trên trời dưới trời chỉ có ta là tối thượng” ( Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn). Biểu tượng Đản sinh này nói lên những yếu tố linh diệu của một vĩ nhân siêu việt sinh ra giữa cuộc đời. Biểu tượng Đản sinh này đã được nhiều kinh sách đề cập đến với nhiều sự sai khác, cho đến nay, nó vẫn là đề tài bàn luận chưa xong. Trên cơ sở kinh tạng và một số kinh nghiệm hoằng pháp, người viết xin đề xuất ý nghĩa như sau :

– Con số bảy là con số thành của hệ thống số học Ấn độ cổ đại, thường thì được coi là một chu kỳ sinh thành của một hiện hữu. Ở đây muốn nói về sự thành tựu viên mãn.

– Hoa sen là một loài hoa tượng trưng cho sự thanh khiết, không ô nhiễm dù ở trong bùn. Ở đây là sự thanh tịnh của tâm thức. Biểu tượng hoa sen trong Đạo Phật rất phổ biến, được coi là nền tảng của mọi hành hoạt của chư Phật, Bồ tát, Thánh tăng…thường được đặt làm tòa ngồi, hay dưới bước chân đi. Như vậy bảy hoa sen , ý nghĩa là sự thanh tịnh viên mãn, hoàn toàn thánh thiện, vô nhiễm tuyệt đối. Ở đây chỉ cho một vị Phật.

– Bảy bước chân đi, có Kinh nói là biểu tượng cho bảy giác ý ( Thất giác chi), như kinh Phật bản hạnh nguyện nói : “ Hiện bảy giác ý, dứt sạch phiền não, nên đi bảy bước…” (trích dẫn theo Đào Nguyên, bài báo GN). Các nhà nghiên cứu thường thuận theo ý này. Tôi nghĩ rằng, bảy yếu tố giác ngộ chưa đủ ý nghĩa thuyết phục, vì chưa rõ giữa mối quan hệ bảy bước với câu nói “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Tôi cho là bảy bước chỉ cho bảy bước đến Niết bàn, sự giác ngộ tối hậu , không còn tái sinh nữa. Bảy bước đến Niết bàn được trình bày trong Kinh Trạm xe (Trung Bộ Kinh), Kinh Thất xa ( Kinh Trung Aham).

Câu nói : “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”(Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là tôn quý) là câu khái quát về giá trị cao quý của một bậc giác ngộ viên mãn (Buddha), giá trị ấy biểu thị ở nơi sự chấm dứt sinh tử luân hồi , như câu nói tiếp theo : “Thử sinh cùng thế vô hửu hậu lai”(Đời sống nầy là đời sống sau cùng, không còn tái sinh nữa),(Kinh Phật bản hạnh tập, trích dẫn như trên). Thực ra, lời nói nầy do Đức Phật thốt ra sau khi Ngài thành tựu đạo quả dưới cội Bồ đề.

LỢI ÍCH ĂN CHAY

Nếu người tu hành dứt được sự ăn thịt, người ấy vốn là bật Thượng. Hơn nữa ăn chay được lợi ích rất nhiều:

1. Bớt nghiệp duyên sát hại.

2. Được thanh tịnh.

3. Chẳng hại nghiệp lành.

4. Không bị bệnh tim, ung thư, cao máu, cao mỡ, v.v… Vì hầu hết các con vật đều sợ chết. Khi chúng bị giết, chúng rất tức giận và sản sinh ra trong thịt một chất độc rất có hại gây nên bệnh.

5. Là sự yêu cầu khi tu theo pháp môn Tịnh Độ. Tu theo pháp môn Tịnh Độ mà còn ăn thịt thì không có lòng từ bi, điều này trái với lòng từ bi của Đức Phật A-Di-Đà.

6. Không cho tính dâm dục phát sinh. Vì khi ăn mặn thì hay sinh ra tính tham ăn làm cho cơ thể béo mập, cùng với sự tham ngủ (ngủ nhiều) làm cho cơ thể phát sinh ra nhiều chất dâm dục trong cơ thể, dễ bị ô nhiễm về tâm (tạo nghiệp xấu) và dễ bị ô nhiễm về thân vì cơ thể bị kích thích nên có lòng mong muốn tìm người khác phái để giải quyết chuyện sinh lý (tạo nghiệp xấu).

7. Ngồi Thiền tâm dễ được định, không bị hôn trầm (buồn ngủ) hay tán loạn (tâm suy nghĩ lung tung, không được định.) Ăn mặn rất khó ngồi Thiền.

8. Bước đường tu tiếp ít bị cản trở và gặp nhiều thuận lợi. Ít bị cản trở vì các thú vật bị giết hay bị ăn thịt không đi theo báo thù. Gặp nhiều thuận lợi vì miệng trong sạch không bị hôi tanh nên chư Thiên và chư Thiện Thần dễ gần gũi và theo hộ trì.

9. Cuộc đời được đổi thay từ lúc phát tâm ăn trường chay. Người ăn trường-chay là vốn là bậc Thượng. Nếu giữ được thì có sự trì-giới tốt. Trì giới được trong sự ăn chay thì sự tu hành có thể trì giới được. Từ trì giới sinh ra tinh-tấn. Vì có tinh-tấn nên phước nghiệp tốt đến mau làm thuận lợi cho bước đường tu.

10. Tụng Kinh nói chung (Tụng Kinh, niệm Phật, trì chú, v.v…) được thêm nhiều công đức. Khi tụng Kinh, nếu giữ được ba nghiệp thanh tịnh (thân, khẩu, ý trong sạch) thì được công-đức và phước-đức vô-lượng.

11. Giảm đi rất nhiều tính tham ăn, xa lìa ngũ dục, tham ăn là một phần của TAM ĐỘC tham, sân, si. Do đó tiến trình trên con đường giải thoát được gần hơn.

Các tin tức khác

Đạo Tràng Tâm Như Hạnh đồng hành cùng chư Tăng Ni tại Tu Viện Khánh An ngày 06/04/2024.

Sáng ngày 06/04/2024, Đạo Tràng Tâm Như Hạnh đã hân hạnh được tham gia Chương trình tập huấn nghiệp vụ Hoằng Pháp năm 2024 do Ban Hoằng Pháp trung ương – Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Tu viện Khánh An, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Buổi sáng thanh tịnh ấy đã quy tụ hơn 500 vị Tăng Ni về tham dự, cùng nhau góp sức cho sự phát triển của Phật Pháp.


Công đức ý nghĩa

Công Ty Nội Thất Gỗ Sồi Lâm Hoàng Phát kỷ niệm 6 năm thành lập 19/5/2011 – 19/5/2017 & mừng đại lễ phật đản pl.2561 – al.13/4/2017C


Công ty gỗ sồi Lâm Hoàng Phát tổ chức Lễ Phật Đản

Nối tiếp thành công, BGĐ Công ty Lâm Hoàng Phát hân hoan tổ chức Chương trình “Dù Bận Vẫn Tu” – kỳ 6, với chủ đề “Phật Đản – An Lạc thân tâm”, tạo điều kiện cho tất cả thành viên cùng hòa chung vào niềm hân hoan của các Phật tử khắp mọi nơi để tổ chức Lễ Đản Sanh – Sinh nhật của Đức Phật như thể hiện lòng kính ngưỡng của những người con Phật. Đây cũng là dịp để mọi người trong công ty (có thể là Phật tử hoặc không theo đạo Phật) cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của sự ra đời của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, ý nghĩa Lễ Tắm Phật ngay tại không gian hội trường căn tin của công ty.


TT. Huế: Tặng quà Tết và học bổng cho học sinh nghèo tại trường Tiểu học Xuân Lộc, huyện Phú Lộc

Sáng ngày 13/01/2017 (16/12 năm Bính Thân) tại Trường Tiểu học Xuân Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Nam Đông, tỉnh TT. Huế đã diễn ra buổi trao quà Tết yêu thương và trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó đến các em học sinh các khối của trường. 


Đạo tràng Tâm Như Hạnh cung thỉnh khai kinh dược sư đầu năm

Bao nhiêu oan trái đeo mang

Bệnh từ tâm thức ra ngoài xác thân

Lưu Ly Quang Phật đỡ nâng

Bao nhiêu tai ách tham sân buông rời


Oxy – Máy trợ thở điều trị Fo

Túi thuốc Fo là nguồn trợ giúp cấp bách nhất ngay thời điểm này để kip cấp cứu & trả lai sự sự sống cho những bệnh nhân FoNếu đói Oxy – Thiếu Oxy- Không có Oxy thì sự sống sẽ chấm dứt ………


Thành trụ hoại không

P/s : Ngày rằm 1/8 đầu tháng – Hoa sen nhà em lai nở – cầu mong 

 & Hy vọng cuộc sống bình yên sẽ sớm trở lại với người dân thành phố! 


Hành Trình Giúp nhau mùa dịch

Đến nay bao nhiêu ngày sài gòn giãn cách mà dịch vẫn chưa được giảm vì số lượng F0 còn ủ bệnh nhiều quá , bao giờ mới khỏi bệnh đây hỡi Sài Gòn ơi … trăn trở mãi bởi khu tôi những gia đình F0 và khó khăn quá nhiều đến nay mọi người dân đã cạn kiệt về sức người sức của… ,


NGÀY THIỆN NGUYỆN QUỐC TẾ -2021

Chúc tất cả các mạnh thường quân và nhóm KẾT NỐI & TRAO YÊU THƯƠNG sức khỏe- hạnh phúc- bình an


Xóm nhỏ mình lại tiếp tục góp những chuyến hàng yêu thương

Xóm nhỏ mình lại tiếp tục góp những chuyến hàng yêu thương đến bệnh viện dã chiến điều trị Covid và nhu yếu phẩm cứu trợ những hoàn cảnh khó khăn…Thương lắm những anh chị em đồng hành, cảm ơn hàng xóm đường 5 Lakeview và các mạnh thường quân đã hỗ trợ.


Nghe bà con nói thế này nên cứ lăn bánh tiếp viện hoài là vậy

Nhóm tui mình như được tiếp thêm sức và đã 3 tháng nay rồi không ngừng nghỉ – Hết dịch mới hết đi


Mình chẳng còn nhớ bao nhiêu chuyến hàng kết nối và trao yêu thương gửi đi

bao nhiêu nơi và bao nhiêu hình ảnh luu giữ nữa ….!!! Chỉ biết rằng dù hôm nay 2 ngày nay nghĩ lễ nhưng nhóm tui mình vẫn không ngừng nghỉ mà còn chia ra nhiều nhóm nhỏ để có thể tăng cường các chuyến xe để có thể vừa chở đi các Bếp ăn – vừa phát quà các xóm trọ- lai vừa trao tặng hàng cho các YBS – mà vẫn có thể đến một số chùa để cúng dường mùa dich Vây là kêt thúc 2 ngày nghỉ lễ bằng những chuýen hàng gửi đến những nơi cần đến – cả xóm- cả nhóm đường 5 Khu Lake view City vẫn luôn đồng hành cùng nhau để có thể duy trì những bếp ăn, duy trì những chuyến hàng , những phần quà đến người người cần đến …..