Tiễn biệt Nhạc sĩ Giác An – Một đời cống hiến cho âm nhạc Phật giáo
Tiễn biệt Nhạc sĩ Giác An – Một đời cống hiến cho âm nhạc Phật giáo. Nhạc sĩ Giác An, tên thật là Nguyễn Quốc Thái, đã từ trần vào ngày 11 tháng 5 năm 2024, hưởng thọ 70 tuổi. Ông là một nhạc sĩ Phật giáo nổi tiếng với hơn 200 ca khúc ca ngợi đời sống tâm linh và đạo Phật.
Sự ra đi của ông là một mất mát to lớn cho nền âm nhạc Phật giáo Việt Nam. Ông đã để lại một di sản âm nhạc đồ sộ với những ca khúc mang âm hưởng nhẹ nhàng, da diết, thấm đẫm tình yêu thương và lòng từ bi. Những đóng góp của Nhạc sĩ Giác An cho âm nhạc Phật giáo.
Nhạc sĩ Giác An dành trọn cuộc đời mình cho âm nhạc Phật giáo. Ông sáng tác nhiều ca khúc về các chủ đề như:
Đời sống tâm linh: Những ca khúc như “Niệm Phật”, “Giã từ huyễn mộng”, “Bé thơ đi lễ chùa” đã trở thành những bài hát quen thuộc trong các buổi sinh hoạt Phật giáo.
Đạo Phật: Những ca khúc như “Tình Cha”, “Nhớ thầy” thể hiện lòng kính ngưỡng Đức Phật và các bậc thầy tu hành.
Tình yêu thương: Những ca khúc như “Mẹ”, “Tình người” thể hiện tình yêu thương con người và cuộc sống.
Các ca khúc của Nhạc sĩ Giác An có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, dễ nhớ. Ca từ của ông giản dị nhưng sâu sắc, thể hiện niềm tin vào đạo Phật và lòng yêu thương con người.
Nhờ vậy, âm nhạc của ông đã đi vào lòng người, góp phần lan tỏa đạo Phật đến với đông đảo quần chúng.
Những kỷ niệm về Nhạc sĩ Giác An
Tác giả bài viết – Tâm Như Hạnh, đã có nhiều kỷ niệm đẹp với Nhạc sĩ Giác An khi còn sinh hoạt Gia Đình Phật Tử (GĐPT) Giác Hạnh.
Tác giả nhớ về hình ảnh Nhạc sĩ Giác An với nụ cười hiền hòa, luôn nhiệt tình với các hoạt động văn nghệ Phật giáo. Nhờ có ông mà GĐPT Giác Hạnh luôn đứng đầu trong các phong trào văn nghệ Giáo hội Phật giáo tổ chức.
Tác giả cũng chia sẻ về bài thơ “Mẹ nấu nồi canh chua” do mình sáng tác và được Nhạc sĩ Giác An phổ nhạc. Bài thơ này đã được nhiều người yêu thích và trở thành một món quà ý nghĩa dành cho các bà mẹ trong mỗi dịp Vu Lan.
Kết luận
Nhạc sĩ Giác An đã để lại một dấu ấn đậm nét trong nền âm nhạc Phật giáo Việt Nam. Ông là một nhạc sĩ tài hoa, một người con Phật chân thành và một tấm lòng yêu thương con người.
Sự ra đi của ông là một mất mát to lớn, nhưng âm nhạc của ông sẽ mãi sống trong lòng người yêu nhạc Phật giáo.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin sau:
Tiểu sử Nhạc sĩ Giác An: https://www.facebook.com/…/a.23213…/1097313797887758/…
Lễ cầu siêu tưởng niệm Nhạc sĩ Giác An: https://www.youtube.com/watch?v=IHAZbGrl1MY
Ca khúc “Giã từ huyễn mộng”: https://www.youtube.com/watch?v=V6LUvM3MGx0
Ca khúc “Mẹ nấu nồi canh chua”: https://www.youtube.com/watch?v=XcsdO7H6XJQ
#giatuhuyenmong #nhacsigiacan #gdptgiachanh #nguyenquocthang
Bác Giác An ơi, Bác đã “Giã từ huyễn mộng “ thật rồi !
“Hôm qua người thân còn thấy nhau nay biệt ly, Hôm qua nụ cười tươi đến nay giọt lệ héo, Niềm vui sao không mãi lâu dài, Sầu đắng mãi vẫn hoài khổ đau, Tìm hương của đóa sen lành, Để cho thanh thoát tâm hồn, Cuộc đời như giấc mơ mà thôi”
Lời của bài hát “ Giã từ huyễn mộng” cứ vang lên trong tâm trí con từng lời từng giai điệu khi cất lên làm con nhớ lại những khoảng lặng của đời người khi phải biệt ly ….dẫu biết rằng có sanh phải có tử, có hợp ắt có tan , sự sống, cái chết chỉ trong cái chớp mắt, trong hơi thở vào – ra, nhưng ngày “Hôm nay mùa xuân sao lá rơi rơi nhiều thế, Hôm nay về đâu bao cánh hoa vội tàn úa, Bình minh hoa tươi thắm khoe màu, Chiều xuống đã sớm tàn sắc hương, Trần gian thì quá vô thường, Tựa mưa rồi nắng thay mùa, Tiếc thay đời người như lá hoa rụng rơi”
Hồi thập niên 90 khi còn Sinh hoạt Gia Đình Phật Tử (GĐPT) Giác Hạnh- Hình ảnh Bác Giác An ôm cây đàn guitar trong chiếc áo trắng quần sậm, vóc dáng hao gầy như một chàng thư sinh luôn có mặt trong các ngày sinh hoạt GĐPT tại chùa Phước Hải (do Ni trưởng Thích Tịnh Nguyện, trụ trì chùa Phước Hải, Trưởng ban Ni giới Trung ương, cố vấn giáo hạnh GĐPT Giác Hạnh ) thời ấy ! Con có phước duyên sinh hoạt từ lúc con là Sen non đến Thiếu Nữ, con được tham gia các chương trình văn nghệ cúng dường ngày lễ Vu Lan, Phật Đản…. cùng các anh chị em đoàn sinh và huynh trưởng ….. mà Bác Giác An là Trưởng Ban văn nghệ nên không một lễ hội văn nghệ phật giáo nào thiếu vắng Bác. Cũng nhờ có Bác – mà GĐPT Giác Hạnh luôn đứng đầu trong mọi phong trào văn nghệ Giáo hội Phật giáo tổ chức thời ấy – nơi đây cũng là cái nôi mà suốt 40 năm sáng tác Bác dành trọn thanh xuân và sức trẻ dành cho âm nhạc Phật Giáo.
Những kỷ niêm về Bác Giác An rất nhiều và sẽ không thể nào kể hết, một trong những ký ức khó phai nhất đó là nụ cười của Bác rất hiền hòa, Bác ít nói mà nói câu nào ra là khiến ai cũng phải cười vui, có lần con hỏi Bác sao ai nói gì Bác cũng cười hiền thế! Bác trả lời lại rằng “ Bác dữ lắm đó ! Đoc cái tên Giác An là Gian Ác kể từ đó bác có thêm biệt danh này ! Bác luôn hóm hỉnh
trong mỗi buổi tâp văn nghệ nên ai cũng rất hào hứng khi có bác đệm đàn .
Con còn nhớ, Nhân dịp Vu lan 1984 , GĐPT Giác Hạnh phát động phong trào viết Báo tường chủ đề về Mẹ. Năm ấy con sinh hoạt chỉ là bậc Sen Non tròn 10 tuổi mà cũng háo hức tập tành làm thơ rồi âm thầm gửi cho các anh chi Huynh trưởng làm Báo tường, bất ngờ Bác chọn bài thơ con cóc của con để phổ nhạc thành một giai điệu thật nhẹ nhàng! Bác nói đùa trong buổi tập văn nghệ , mỗi lẫn hát ca khúc “Mẹ nấu nồi canh chua “
Bác lại thèm nồi canh chua của mẹ ! Con that hạnh phúc vì không nghĩ bài thơ của con lại được phổ nhạc. Mãi sau này khi có dịp găp lại, Bác vẫn luôn nhắc Bé Hạnh có bài thơ Mẹ Nồi Canh chua bất hủ !
Đúng ngày hôm nay Chủ nhật 12-5-2024 cũng là ngày của Mẹ, bài thơ về mẹ được Bác phổ nhạc năm xưa thì hôm nay sau 40 năm tròn những ký ức đẹp ngày ấy lại ùa về khi con
[30/09/2024 23:53:21] Tam Nhu Hanh: nhận được tin người nhạc sĩ tài hoa Bác Giác An năm ấy không còn nữa! Hôm nay đúng ngày của Mẹ con lại có dịp lục tìm lại
Kỷ niệm bài thơ ” MẸ NẤU NỒI CANH CHUA” để được đọc lại bài thơ mà Bác đã phố nhạc để tặng cho tất cả những người
Mẹ tuyệt vời trên trái đất này !
Mẹ nấu nồi canh chua
Dành con ăn mát bụng
Mẹ trải chiếc chiều rộng
Đón con năm mát lưng
Con ở ngoài trường học
Cùng bạn bè vui chơi
Mẹ lo con về trễ
Đứng ngoài cửa trông chờ
Ôi tấm lòng mẹ đó
Mẹ như nắm xôi ngon
Mẹ như chén chè Kê
Tình mẹ ngọt ngào thế
Như ngàn lời ca dao”
Bên cạnh các nhạc sĩ Chúc Linh, Đức Quáng, Uy Thi Ca, …… thì
Bác Giác An là thê hệ nhạc sĩ Phật giáo sau 1975 đóng góp nhiều ca khúc có giá trị nghệ thuật, Bác đã dành trọn cuộc đời mình cho âm nhạc Phật giáo với hơn 200 ca khúc ca ngợi đời sống tâm linh và đạo Phật trong suốt chiều dài cuộc đời âm nhạc của Bác, đã đủ đê lại một gia tài âm nhạc Phật giáo cho thế hệ mai sau lưu truyền. Các tác phấm của Bác luôn mang âm hưởng đạo đức, đạo Phật rất nhẹ nhàng, da diết trong từng lời ca, nốt nhạc.
Cũng chính vì thế mà suốt nhiều thập kỷ với bao thế hệ đi qua đã tìm được sự bình an trong tâm hồn qua từng ca khúc của người nhạc sĩ tài hoa Giác An. Một trong những ca khúc được đông đảo Phật tử chúng con hát ca khúc “Giã từ huyễn mộng” chất chứa biết bao nỗi niềm sanh ly tử biệt mà bác viết về sự vô thường tử sanh nhưng mang tinh thần lạc quan của người con Phật khi được giác ngộ chân lý của Đức thế tôn :
Các tin tức khác
Mừng Xuân Di Lặc
Mồng 10 là ngày mà tất cả thành viên trong công ty Lâm Hoàng Phát đều mong chờ. Sau những ngày tết ấm áp bên gia đình, mọi người lại háo hức quay trở về “ngôi nhà chung” của mình – công ty Lâm Hoàng Phát. Không khí nhộn nhịp, tất bật chuẩn bị cho lễ khai trương đầu năm trở thành dịp đoàn tụ đầy ý nghĩa, khi tất cả cùng nhau khởi động cho một năm mới tràn đầy năng lượng.
Tiệc Buffet Chay & Đấu Giá Từ Thiện – Hành Trình Lan Tỏa Yêu Thương Mừng Đại Lễ Vu Lan PL 2560
Nhân dịp Mừng Đại Lễ Vu Lan PL 2560, Hội Sách Tân Trường Chay phối hợp cùng Đạo Tràng Tâm Như Hạnh tổ chức chương trình Tiệc Buffet Chay & Đấu Giá Từ Thiện, với mục đích quyên góp và gây quỹ nhằm hỗ trợ các hoạt động từ thiện, mang lại niềm vui cho những hoàn cảnh khó khăn.
Trà của Hạnh Phúc
Vào sáng ngày 06/04/2024, tại Tu viện Khánh An, quận 12 – TP. Hồ Chí Minh, chương trình tập huấn nghiệp vụ Hoằng Pháp năm 2024 do Ban Hoằng pháp Trung ương – Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức đã diễn ra, thu hút sự tham gia của hơn 500 chư Tăng Ni.
Sự Cần thiết của Giáo Lý Phật Pháp Trong Doanh Nghiệp
Ngày 23 tháng 5 vừa qua, Thượng Tọa Thích Trí Huệ đã có bài Giảng Pháp chia sẽ cho Ban Giám Đốc cùng toàn thể CNV trong Công Ty Nội thất gỗ Sồi LHP với chủ đề “Sự Cần thiết của Giáo Lý Phật Pháp Trong Doanh Nghiệp”
Tour Đông Nam Á 2023 thiền Sahaja yoga với Công ty Lâm Hoàng Phát
Ngày 01 tháng 11 năm 2023 vừa qua, Tour biểu diễn của nhóm nhạc thiền Đông Nam Á đã đến Công Ty TNHH MTV Nội Thất Gỗ Sồi Lâm Hoàng Phát làm điểm đến tại Doanh Nghiệp nhằm mang đến không gian Thiền – giảm căng thẳng bằng âm Nhạc.
Đại lễ Vu Lan: Tình thâm báo hiếu
Lễ Vu Lan, hay còn gọi là lễ Báo hiếu, là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và đã trở thành nét đẹp văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Lễ này thường được tổ chức vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Đại lễ Vu Lan: Tiếng lòng báo hiếu chan hòa
Trong dòng chảy vô tận của cuộc đời, giữa muôn vàn sự vật, sự việc, có một tình cảm thiêng liêng mà mỗi chúng ta đều được ban tặng, đó chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử sâu nặng như biển cả, bao la như bầu trời, nuôi dưỡng chúng ta từ những mầm sống đầu tiên cho đến khi trưởng thành.
“Vang Tiếng Kinh cầu”, Đạo Tràng Tâm Như Hạnh góp phần lan tỏa giá trị hiếu đạo
Sự kiện Đạo tràng Tâm Như Hạnh tham gia Pháp hội Vang tiếng Kinh cầu tại Chùa Diêm Phụng, Huế vào ngày 21/6/2017 nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Lễ Bông hồng cài áo là một hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần hiếu đạo và lòng tri ân đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Hành trình tâm linh cùng bé yêu: Khám phá ý nghĩa Tắm Phật
Chào mừng các bạn nhỏ và quý Phật tử
Mùa Phật Đản linh thiêng đã về, lòng người hân hoan hướng về cội nguồn Phật pháp. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến đấng Từ bi Thích Ca Mâu Ni Phật, vị tổ khai sáng Phật giáo, đồng thời gieo vào lòng các bé những hạt mầm thiện lành, hướng các bé đến những giá trị đạo đức cao đẹp.
Thiền Sahaja Yoga Đông Nam Á: Giảm căng thẳng bằng âm nhạc
Ngày 1 tháng 11 năm 2023, đoàn nhạc Thiền Đông Nam Á đã tổ chức buổi biểu diễn tại Công ty TNHH MTV Nội Thất Gỗ Sồi Lâm Hoàng Phát, mang đến cho cán bộ nhân viên cơ hội trải nghiệm thiền định và giảm căng thẳng bằng âm nhạc.
Thượng tọa Thích Trí Huệ chia sẻ pháp thoại tại các doanh nghiệp với chủ đề “Sự cần thiết của Phật pháp trong doanh nghiệp”
Thượng tọa Thích Trí Huệ, Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Pháp Tạng (TP.HCM), đã có nhiều buổi chia sẻ pháp thoại tại các doanh nghiệp trong thời gian qua với chủ đề “Sự cần thiết của Phật pháp trong doanh nghiệp”.
Để lại một bình luận