Lịch sử Linh Sơn Bửu Thiền Tự

Hơn 2500 năm trước, đạo Phật du nhập vào Việt Nam. Người dân đã đón nhận với một lòng khát ngưỡng chân lý, bởi người dân đất Việt luôn tin tưởng vào chính bản thân ở hiền sẽ hưởng quả lành, ở ác thì gặp quả ác.

Rồi trong tùng lâm tự viện, dần xuất hiện những bậc xuất trần thượng sĩ, bước theo dấu chân Phật, xuất gia học đạo, để lại danh thơm tiếng tốt cho đời, trở thành những cao tăng lỗi lạc làm lợi ích cho muôn dân để lại những thi kệ làm thức tỉnh những con người đang chìm đắm trong ngũ dục lục trần không thấy được sự vô thường của kiếp nhân sinh. Như thiền Sư Vạn Hạnh; những tác phẩm bất hữu của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, một vị vua anh minh, rời bỏ ngai vàng để xuất gia tìm cầu chân lý, Ngài trị quốc an dân trên tinh thần chánh pháp, mở ra một thời kỳ vàng son Phật giáo đời Trần, do những vị vua quan biết nương chánh pháp, tuân thủ ngũ giới, truyền bá đạo lý tốt đẹp ấy đến quần chúng nhân dân. Nhà nhà được yên vui, ấm no, hạnh phúc, đất nước không còn cảnh đao binh, khi nhà Trần đã 3 lần đánh đuổi giặc Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi, giành lại quyền độc lập cho nước nhà. Cảnh sum họp đoàn viên thanh bình tự do không được bao lâu, theo dòng đời thăng trầm thịnh suy, nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược. Mặc dù tình hình đất nước bất ổn nhưng đâu đâu cũng xuất hiện những bậc long trượng âm thầm truyền trì mạng mạch Phật pháp vào lòng người dân một cách sâu đậm.

Biến cố trong nước diễn ra khi hai họ Trịnh – Nguyễn phân tranh chia cắt Đàn Trong và Đàn Ngoài. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ vào năm 1777, Nguyễn Ánh bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục ngôi vị, ông chịu nhiều thất bại, có lúc phải sang Xiêm La sống lưu vong, có lần tránh quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã đi lạc vào núi được Ni sư Diệu Thiện đang tu tập ở núi trợ duyên ra khỏi núi an toàn.

Ngày 2-5-1802 (Nhâm Tuất), Nguyễn Ánh lên ngôi và đặt niên hiệu là Gia Long (1802-1820), Triều Nguyễn được dựng lên kể từ đó. Khi ở ngôi trị vì, nhớ ơn thời lưu lạc, được sự giúp đỡ tận tình từ Ni Sư Diệu Thiện, theo sách sử ghi lại Ni Sư Diệu Thiện, thế danh là Lê Thị Nữ, chính là người đầu tiên tu trên đỉnh núi này, vì vậy mà vua đã sắc phong Ni sư là Linh Sơn Thánh Mẫu, thảo am được sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự và đặt tên núi là Thị Vãi để tạ ơn, tức là một người phụ nữ ở chùa tu tập, sớm hôm chuyên cần công phu công quả. Cho nên đây cũng được gọi là núi Nữ Tăng.

Linh Sơn Bửu Thiền tự là một ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông tọa lạc trên núi Thị Vãi, thuộc địa phận xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, là một trong những ngôi chùa có điểm nhấn về lối kiến trúc độc đáo giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài chùa Linh Sơn Bửu Thiền ra, trên núi còn có 2 ngôi chùa nữa là chùa Liên Trì, chùa Hồng Phúc.

Trong đó chùa Liên Trì thì nằm tại chân núi Thị Vãi, là nơi nghỉ ngơi của du khách hành hương lên núi trước khi vượt qua 1.340 bậc cấp để đến với chùa Linh Sơn Bửu Thiền trên đỉnh. Còn chùa Hồng Phúc hay chùa Trung là nơi để tưởng nhớ đến công đức của Hòa thượng Thích Trí Đức. Ngay bên cạnh chùa chính là điện Quang Minh thờ Bồ tát Di Lặc ngồi trên tòa sen đặt trên lưng con rồng.

Từ lúc tạo tự đến năm 1945, chùa đã trải qua 4 đời Trụ trì:
Đời thứ nhất: Tổ ẤN TÙY (hiệu Long Cốc)
Đời thứ nhì – Tổ CHƠN THỚI (hiệu Đạo Xung)
Đời thứ ba – Tổ CHƠN PHỔ
Đời thứ tứ – Tổ CHƠN TÙY

Năm 1945, cuộc Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, với truyền thống yêu nước, Hòa thượng THÍCH TRÍ ĐỨC tiếp tục sứ mạng của chư tổ để lại, Ngài vừa trụ trì chùa Linh Sơn Bửu Thiền vừa tham gia phong trào cứu quốc với chức vụ Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc huyện Long Thành, Núi Thị Vãi cũng là cơ sở tiếp tế nuôi dưỡng các anh em chiến sỹ.

Với đức tính hiền hòa, giản dị, khiêm cung luôn luôn thể hiện trên gương mặt cởi mở, vui tươi đã sưởi ấm tâm hồn những người được phước duyên tiếp cận với ngài. Ngài đã trang nghiêm thân tâm bằng lòng từ bao dung, hòa ái. Dưới sự hướng đạo đó, rất nhiều đệ tử đã nối tiếp ngài, làm lợi ích cho đời cho đạo trong đó có Hòa Thượng Thích Trí Quảng. Đến năm 1953, Tổ thứ 5 của Linh Sơn Bửu Thiền Tự – Hòa thượng THÍCH TRÍ ĐỨC đã giao lại cho đệ tử là Hòa thượng Thích Trí Tánh trông coi, Ngài về Trụ trì chùa Huê Nghiêm ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, năm 1964, chùa bị tàn phá hư hại trầm trọng, nên Hòa thượng Thích Trí Tánh về Long Thành, kiến lập chùa mới, lấy hiệu Bửu Thiền. Năm 1975, đất nước được thống nhất, nhiều thầy trong tông môn về thăm thì thấy chùa đã sụp đổ hoàn toàn. Năm 1993, Thượng tọa Thích Trí Thâm về trùng tu, suốt 7 năm xây dựng, quyết lòng vì đạo cả, nhưng duyên trần đã mãn, Ngài thuận thế vô thường, Thượng tọa viên tịch năm 1999.

Năm 1999, – Hòa thượng Đệ tứ Pháp chủ THÍCH TRÍ QUẢNG về đại trùng tu, là Tổ thứ sáu của Tổ đình Linh Sơn Bửu Thiền, núi Thị Vãi. Từ khi ngài đảm nhiệm đại trùng tu Linh Sơn Bửu Thiền Tự thì đường lên non khai phá, quang minh điện khởi công, tăng tục quyết một lòng xây Liên Trì Hải Hội, Đại Hùng Bửu Điện dựng nên, làm nơi đàn tín quy y, nhà Tổ được phục hưng, điện Tỳ Lô Giá Na hoàn thiện, di chuyển Phật Thích Ca Niết Bàn sơn đảnh, phục hồi Lâm Tỳ Ni quang cảnh, muốn thành đạo cả, giữa cầu Trường Kiều thắng cảnh, nguyện đức Di Đà độ sanh, tiếp tục hành trình, trai đường khởi công, phòng ốc tăng ni, nam nữ Phật tử hoàn thành viên mãn. Những đóng góp của đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, đức Pháp chủ giáo hội Phật Giáo Việt Nam cho sự phát triển nền Phật giáo của nước nhà vô cùng lớn lao. Những tác phẩm biên soạn, phiên dịch và nhiều pháp thoại luôn hướng con người đến đời sống an yên, chân, thiện, mỹ.

Đến năm 2018, ĐĐ. THÍCH PHÁP HUỆ được Hòa Thượng truyền trao nhiệm vụ Trụ trì linh Sơn Bửu Thiền tự, Đại đức tiếp tục kế thừa sự nghiệp xây dựng, Đức Di Đà lộ thiên, sừng sững uy nghiêm bên cạnh Liên Trì hải hội, Bồ Tát Quán Âm ẩn mình trong đá, Phổ Môn ghi tạc, đàn tín hành trì, Bửu Lâm Cổ Tự, khởi công sửa chữa, đêm khuya thanh vắng, đường lên non cao, sáng rực ánh đèn, nhạc thiền nhẹ nhàng, bài giảng khai đạo, vang cả núi rừng, thêm nhiều hạng mục, không thể kể xiết, kiến thiết ngôi phạm vũ ngày một trang nghiêm, Từ đây, thập phương vãng lai, đàn tín quy tựu, khóa tu mở lối, ngày đêm sớm tối, tông chỉ Pháp Hoa, chuyên cần hành trì. Hạnh nguyện các ngài, đời đời kính ghi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các tin tức khác

Chùa Kim Liên 2: Dấu ấn Phật giáo giữa lòng núi rừng

Núp mình giữa chốn núi rừng bạt ngàn thuộc ấp Phước Thành, xã Tân Hòa, thành phố Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Chùa Kim Liên 2 tựa như một đóa hoa thanh tao, điểm tô cho bức tranh thiên nhiên thêm phần thanh tịnh và an yên. Ngôi chùa không chỉ là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương mà còn là nơi lưu giữ câu chuyện truyền cảm hứng về lòng từ bi và ý chí phi thường của Ni sư Thích nữ Như Thiền.


Lịch sử Linh Sơn Bửu Thiền Tự

Hơn 2500 năm trước, đạo Phật du nhập vào Việt Nam. Người dân đã đón nhận với một lòng khát ngưỡng chân lý, bởi người dân đất Việt luôn tin tưởng vào chính bản thân ở hiền sẽ hưởng quả lành, ở ác thì gặp quả ác.