Người nào nghiệp nấy

Có một chú tiểu tụng kinh. Tụng kinh xong, vì buồn ngũ quá, chú đi ngũ sớm và quên cất quyển kinh. Quyển kinh nằm chơ vơ trên sàn. Một con chuột đi ngang. Thấy quyển sách, nó mừng quá, nghĩ thầm: “Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Thôi thì mình tha quyển sách này về làm chỗ ngủ”. Sau khi nó tha quyển kinh về, mở quyển kinh và trải ra, cả nhà chuột leo lên đó nằm, hạnh phúc lắm. Bày chuột đang nằm ngủ trên quyển kinh mà chúng cho là cái giường êm ái nhất thì bổng nghe tiếng “Meo, meo” ở phía cửa.

Bẫy chuột tỉnh dậy và bỏ đi. Con mèo thủng thỉnh đi tới. Nhìn thấy quyến sách, con mèo thích quá kêu lên: “Chiếc chiếu thật dẹp!”. Rồi nó cuộn mình trên quyển sách. Nó đang nằm thiu thiu, tận hưởng như vậy thì nghe có tiếng chó sủa. Nó tự nhủ “Kẻ thù tới!”, nên đứng dậy bỏ đi. Một lúc sau, con chó đi tới. Thấy quyển sách, nó thích chí: “Trời ơi, bầy con của mình ở nhà mỗi khi ngứa răng cắn tùm lum.

Món đồ chơi này ở đâu ra hay quá! Mình sẽ na về cho tụi nhỏ chơi. Khi chó mẹ na quyển kinh về, bầy chó con xúm lại giỡn. Chúng cắn, cấu, xé mỗi trang một nơi. Ngay lúc đó, đứa con của chủ nhà, cu Tí, đi học về. Thấy những tờ giấy bị xé nằm tứ tung, nó gom lại. Lúc đầu, nó dán một con diều, sau đó nó xếp một chiếc máy bay và một chiếc tàu. Chơi chán, nó cắt hết thành những mảnh giấy vụn rồi để ở góc phòng. Bầy mối khoái giấy vụn, na một ít về.

Vậy là một quyển kinh được chia năm xẻ bảy và mỗi người sử dụng quyển kinh theo cách riêng của mình. Một quyển kinh Nhật Tụng, đối với chú tiểu là quyển kinh quý, đối với con chuột là chỗ để nằm, đối với con mèo là chiếc chiếu, đối với bầy cún là đồ chơi, đối với cu Tí là phương tiện xếp diều, còn đối với những con mối là đồ ăn ngon. Trong cuộc sống cũng vậy, nhiều khi cùng một sự việc, mỗi người chúng ta nhìn theo mỗi cách, tùy theo nghiệp của mình.

Nhiều khi bước vô chánh điện, chúng ta thắp nhang và cảm nhận mùi nhang thật thơm. Nhưng người dị ứng với mùi nhang sẽ sặc sụa và nói: “Trời ơi, mùi khói nhang khủng khiếp quá! Người bị suyễn ngửi khói sẽ không chịu được. Quý vị thấy không, cũng một cây nhang cúng Phật mà vậy đó. Chúng ta không thể nói “Tội chết! Nhang cúng Phật mà chê hôi, nhang cúng Phật mà chê thúi” , thế này thế kia. Vì sao vậy? Mỗi người mỗi nghiệp.

Nghiệp của người suyễn là không ngửi được khói. Nghiệp của người bị dị ứng là không ngửi được mùi nồng. Nghiệp của mình là ngửi được mùi nhang. Có người ngửi mùi sầu riêng mà tưởng hố gas bị rò rỉ nên chạy đi tìm. Người ăn được mắm thì thấy nó ngon, không ăn được mắm thì thấy nó hôi. Cho nên ở trên thế gian này, cái gì chúng ta thích thì chúng ta hưởng ứng, cái gì chúng ta không thích, chúng ta cho là sai.

Mỗi người ai cũng có những cái nghiệp của mình. Nghiệp từ quá khứ, sinh ra và lớn lên mình tự động như vậy, cái đó gọi là căn bản nghiệp. Hay là cái nghiệp khi mình đi đến đời này – chủng tử nghiệp. Chủng tử nghiệp đó kéo tới đời này rồi bây giờ cộng thêm những nghiệp mà mình huân tập khi sống trong một môi trường hay gần ai đó – tập nghiệp. Ví dụ, hồi nhỏ mình được cha mẹ cho ăn ngọt – món kho, món xào, món gì cũng ngọt – nên khi lớn lên mình cũng ăn ngọt. Cái đó gọi là tập nghiệp. Rồi nhiều khi bạn bè xung quanh tỏa ra những cách sống và mình cũng thu hút những cái đó. Rồi có khi mình cận kề cái chết – cận tử nghiệp.

Như vậy, con người chúng ta có nghiệp quá khứ, cộng thêm nghiệp hiện tại và khi cận kề cái chết, chúng ta có cận tử nghiệp. Mình hiểu nhười sáng của mình thà lỏng trước mọi tình huống của đời sống. Đức Phật dạy chúng ta ai cũng có biệt nghiệp, và ai cũng có cộng nghiệp. Ví dụ như mình đây, cùng là Phật tử nên mình có cộng nghiệp. Có cộng nghiệp nên mới ngồi đây.

Cộng nghiệp của mình là thích nghe pháp, thích luận bàn Phật pháp, thích điều lành, thích lẽ phải. Nhưng 500 người ngồi đây, ai cũng có biệt nghiệp của mình. Nhiều người ăn cơm rồi nên sẽ sẵn sàng ngồi đây tới chín giờ. Nhưng có những người đi làm về chạy nhanh tới đây nên nãy giờ cũng trông cho mau kết thúc lắm. Mỗi người mỗi cái bụng, mỗi cái nghiệp, đang quấy rầy mình.

Rồi có những người quen ngồi dưới đất nên thấy thoải mái, nhưng cũng có người ngồi không quen nên cảm thấy khó chịu. Biệt nghiệp là nghiệp riêng của mỗi người. Chúng ta gặp nhau trong đời này là cộng nghiệp. Cùng là người Việt là cộng nghiệp. Còn biệt nghiệp là gì? Là mỗi người mỗi phương. Cùng là người Việt và ở chung trong một xứ Úc là cộng nghiệp, còn biệt nghiệp là mỗi người mỗi tiểu bang. Sống trong cùng một tiểu bang là cộng nghiệp mà mỗi người mỗi nhà là biệt nghiệp. Rồi công nghiệp là làm vợ chồng của nhau, làm cha con của nhau. Ở chung một nhà nhưng mỗi người mỗi biệt nghiệp. Người nào nghiệp nấy.

Các tin tức khác


Dù một vị tăng không tốt cũng nên tôn kính, vì sao?

Thuở xưa vua Đường Thái Tông , có lần thưa với Pháp Sư Huyền Trang :

– Trẫm có ý muốn dâng lễ trai Tăng , nhưng nghe có nhiều vị Tăng không đủ giới hạnh , vậy phải làm thế nào ?

   Ngài Huyền Trang đáp :


Người nào nghiệp nấy

Có một chú tiểu tụng kinh. Tụng kinh xong, vì buồn ngũ quá, chú đi ngũ sớm và quên cất quyển kinh. Quyển kinh nằm chơ vơ trên sàn. Một con chuột đi ngang. Thấy quyển sách, nó mừng quá, nghĩ thầm: “Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Thôi thì mình tha quyển sách này về làm chỗ ngủ”. Sau khi nó tha quyển kinh về, mở quyển kinh và trải ra, cả nhà chuột leo lên đó nằm, hạnh phúc lắm. Bày chuột đang nằm ngủ trên quyển kinh mà chúng cho là cái giường êm ái nhất thì bổng nghe tiếng “Meo, meo” ở phía cửa.


Điều quan trọng trong cuộc sống

Dù đã sẵn sàng hay còn chưa chuẩn bi nhưng rồi một ngày kia chúng ta cũng phải chia tay thế giới này sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang nào chào đón sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng Chào đón sẽ chẳng còn 1 người mới bắt đầu mà giọt nắng trong giấc của buổi bình minh sẽ không còn nữa những ngày thanh xuân hiền hòa ấm áp. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa!


Câu chuyện thiên thần của con

Ngày xưa, khi chuẩn bị chào đời, một cậu bé hỏi Chúa:

Người ta nói với con rằng ngày mai Chúa sẽ gửi con xuống Trái đất nhưng làm sao con có thể sống được khi con còn quá bé và không làm được việc gì ạ?


BF là gì?

Một cậu bé nói với một cô bé:

  • Tớ là BF của cậu!
    Cô bé hỏi:
  • BF là gì?